Theo Tân Hoa xã: việc Trung Quốc mở cửa hai kỳ họp Quốc hội và Chính hiệp với phóng viên nước ngoài theo cam kết đăng cai Thế vận hội đã truyền đi thông tin Thế vận hội với thế giới. Là thành phố đăng cai Thế vận hội Ô-lim-pích, Bắc Kinh đã trở thành tiêu điểm quan tâm của các phương tiện truyền thông nước ngoài, "Ô-lim-pích" cũng trở thành đề tài được hỏi nhiều nhất của Đoàn Đại biểu Bắc Kinh.
Các quan chức thành phố Bắc Kinh là Đại biểu Quốc hội và Ủy viên Chính hiệp luôn bị các nhà báo "bao vây", và những thông tin về Thế vận hội không ngừng xuất hiện trên các mặt báo trong và ngoài nước. Thị trưởng thành phố Bắc Kinh Vương Kỳ Sơn nói, Bắc Kinh đã khởi động công tác đánh giá rủi ro về các sự kiện đột xuất như thiên tai, sự cố, y tế công cộng, an ninh xã hội v.v trong thời gian diễn ra Thế vận hội. Phó Bí thư Thành ủy Bắc Kinh, Đại biểu Quốc hội Cường Vệ nói, với khoảng 100 nghìn nhân viên an ninh chuyên nghiệp và hơn 600 nghìn người tình nguyện an ninh đã khiến ông có lòng tin tổ chức một kỳ "Thế vận hội an toàn". Phó Chủ tịch Ban tổ chức Thế vận hội Bắc Kinh, Ủy viên Chính hiệp Lý Bỉnh Hoa nói, Đại lục Trung Quốc đã có 350 nghìn người ghi tên phục vụ tình nguyện.
Trong mười mấy ngày ở Bắc Kinh, hàng nghìn Đại biểu Quốc hội, Ủy viên Chính hiệp sinh sống tại Bắc Kinh đều có cơ hội để ghi nhận thành phố sắp đăng cai Thế vận hội này.
Phó Chủ tịch Chính hiệp Trương Mai Dĩnh nói "Quan tâm những chi tiết nhỏ trên mức độ rất lớn sẽ quyết định Thế vận hội Bắc Kinh có thành công hay không". Quan tâm những chi tiết cụ thể đã khiến cho Ta-xi và Toa-lét của Bắc Kinh trở thành những đối tượng điều tra quan sát trọng điểm của các đại biểu và ủy viên. Thành phố Bắc Kinh năm 2008 phải có bầu trời xanh và vấn đề ùn tắc giao thông được giải quyết. Các đại biểu và ủy viên đã nêu ra những kiến nghị cho Thế vận hội. Ủy viên Triệu Khởi Chính kiến nghị mở đường dây nóng để giải quyết các mối quan hệ công cộng và sự kiện đột xuất. Đại biểu Hồ Hữu Xuân kiến nghị hai kỳ họp lần này cần phải coi trọng xây dựng an ninh mạng. Đại biểu Khương Kiện kiến nghị tăng cường giám sát chất lượng không khí trong các sân vận động và nhà thi đấu...
Đại biểu tỉnh Giang Tây Hoàng Đại Phóng cho rằng Ô-lim-pích là sự kiện trọng đại của cả nước, các thành phố không đăng cai Thế vận hội ở Trung Quốc cũng phải nắm bắt cơ hội Thế vận hội. Công ty trách nhiệm hữu hạn cổ phần khoa học-công nghệ Thái Hào của ông từng thông qua đấu thầu đã nhận thầu dự án thi công điện máy của Thế vận hội.
Ủy viên Chính hiệp Đặng Á Bình từng là đại sứ thiện chí khi xin đăng cai Thế vận hội nói, Thế vận hội Ô-lim-pích Bắc Kinh là cơ hội tốt để Trung Quốc nâng cao "thực lực mềm". "Thực lực mềm" tiêu biểu cho sự ảnh hưởng tổng hợp về các mặt ngoại giao, văn hóa, tiêu chuẩn đạo đức, tư tưởng triết học...của một nước, được thể hiện trong tố chất tổng hợp của nhân dân và sức gắn bó của dân tộc.
Ủy viên đến từ Đặc khu Ma-cao Lương Hoa nói, Ô-lim-pích nhân văn không những là đòi hỏi ngắn hạn trong tổ chức Thế vận hội của Trung Quốc, mà còn có ý nghĩa quan trọng và sâu xa trong việc xây dựng hình ảnh Trung Quốc "là nước coi trọng lễ phép", "phát triển hoà bình" cũng như xây dựng xã hội hài hoà xã hội chủ nghĩa.
Trong thời gian diễn ra Thế vận hội, cả thế giới dự kiến có hơn 20 nghìn phóng viên chính thức đến đưa tin về Thế vận hội, bên cạnh đó còn rất nhiều phóng viên không chínht hức đến đưa tin.
Hai kỳ họp ở Trung Quốc năm nay đã tạo thuận tiện cho các phóng viên đến đưa tin. Số phóng viên nước ngoài lên tới hơn 800 người, tăng với mức lớn so với năm ngoái. Hai kỳ họp luôn là cửa sổ để cho thế giới quan sát theo dõi sự phát triển của Trung Quốc, hiện nay lại càng trở thành bằng chứng hùng hồn để cho các phóng viên dự kiến về ự thành công của Thế vận hội. |