Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Trung Quốc đang cố gắng làm dịu tình trạng thu chi mất cân bằng Quốc tế
   2007-03-13 14:51:31    CRIonline
Những năm gần đây, tình trạng thu chi mất cân bằng quốc tế của Trung Quốc tiếp tục gia tăng. Cách đây 5 năm, nhập siêu của Trung Quốc là 25 tỷ 500 triệu USD, năm ngoái con số này tăng lên đến 170 tỷ USD, trong khi đó, hằng năm Trung Quốc còn giữ một khối lượng lớn nhập siêu về đầu tư, tình trạng nhập siêu quá lớn đang gây hiểm hoạ tiềm ẩn cho sự phát triển kinh tế của Trung Quốc.

Làm thế nào để giải quyết tình trạng thu chi Quốc tế mất cân bằng, thúc đẩy nền kinh tế quốc dân vận hành một cách lành mạnh và bình ổn, đã trở thành điểm nóng được các vị đại biểu Quốc hội và Uỷ viên Chính hiệp đang tham dự Hai kỳ họp của Trung Quốc quan tâm.

Sự gia tăng trong thu chi Quốc tế mất cân bằng đã gây nên hàng loạt vấn đề cho Trung Quốc, chủ yếu biểu hiện ở chỗ: cọ sát về mậu dịch không ngừng gia tăng; ngoài ra, Ngân hàng Trung Ương Trung Quốc buộc phải đầu tư một khoản lớn Nhân dân tệ để đổi lấy các doanh nghiệp được lợi nhuận ngoại tệ, việc này dẫn đến đồng nhân dân tệ lưu thông trên thị trường quá nhiều, đồng thời khiến lượng dự trữ ngoại tệ của nhà nước nhân lên quá nhanh, làm tăng phần rủi do về tiền tệ.

Trung Quốc đã bắt đầu áp dụng biện pháp nhằm cải tiến hiện trạng này. Ông Bạc Hy Lai, Bộ trưởng Bộ Thương mại, Đại biểu quốc Hội Trung Quốc nói, trên lĩnh vực mậu dịch, Trung Quốc nêu ra phải từ mở rộng con số chuyển biến thành loại hình hiệu quả chất lượng để thúc đẩy mậu dịch đối ngoại tăng trưởng.

Biện pháp quan trọng để giảm thiểu nhập siêu là ưu hóa kết cấu hàng hoá xuất khẩu, năm 2006, Trung Quốc đã tiến hành hạn chế xuất khẩu các mặt hàng tiêu hao năng lượng cao, gây ô nhiễm nghiêm trọng bằng biện pháp thu thuế. Trong khi đó, Trung Quốc còn khuyến khích du nhập công nghệ tiên tiến, nguyên vật liệu quan trọng và thiết bị then chốt, thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng có quyền sở hữu trí tuệ, giá trị gia tăng cao và các mặt hàng mang thương hiệu tự chủ.

Trong khi cố gắng giảm thiểu nhập siêu về mậu dịch, Trung Quốc cũng bắt đầu tiến hành sách lược đầu tư ra nước ngoài. Trước hết, Trung Quốc ̣đang theo đổi lối làm đeo đuổi thu hút vốn nước nước ngoài một cách mù quáng, càng chú trọng việc nâng cao chất lượng thu hút nhập vốn nước ngoài. Ông Lương Vĩ Phát Bí thư thành ủy thành phố Hà Nguyên tỉnh Quảng Đông, đại biểu Quốc hội đã giới thiệu ba nguyên tắc thu hút vốn như sau:

Một là, quyết không đi con đường gây đô nhiễm trước cải tạo sau, việc đánh giá về bảo vệ môi trường không được thông qua, nhất luật không được du nhập; Hai là, phải du nhập các dự án mang hàm lượng kỹ thuật cao, cho giá trị gia tăng cao; Ba là, phải xoay chuyển tình trạng cung cấp chính sách ưu đãi cho vốn nước ngoài đơn thuần trước đây thành cung cấp dịch vụ chất lượng cao.

Trong khi điều chỉnh tiêu chuẩn thu hút vốn nước ngoài, Trung Quốc còn cổ vũ các doanh nghiệp vốn Trung Quốc có thực lực ra đầu tư ở hải ngoại. Tính đến cuối năm ngoái, vốn đầu tư trực tiếp ra hải ngoại của Trung Quốc tổng cộng đã vượt quá 73 tỷ USD.

Ngoài hai biện pháp quan trọng nói trên ra, các vị đại biểu Quốc hội và Uỷ viên Chính hiệp tham gia "Hai kỳ họp" còn đưa ra một số ý kiến và kiến nghị. Ông Trần Chấn Đông chủ tịch Công ty hữu hạn Tập đoàn chiếm cổ phần chi phối Du Chấn Hồng Kông, Ủy viên Chính hiệp toàn quốc cho rằng, mở rộng kích cầu trong nước có thể tiêu hóa trực tiếp một phần hàng hóa vốn để xuất khẩu, do vậy , làm dịu tình trạng mất cân bằng thu chi Quốc tế đóng vai trò rất quan trọng.

Một số các đại biểu và Ủy viên còn kiến nghị, tiếp tục đi sâu cải cách quản lý ngoại hối, nới lỏng hơn nữa hạn chế sử dụng ngoại tệ của các doanh nghiệp và cư dân, khuyến khích họ đầu tư ra hải ngoại; thúc đẩy hơn nữa việc phát triển mậu dịch dịch vụ, tiếp tục mở cửa các lĩnh vực tiền tệ, điện tín v v ...