Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Chế độ Đại hội Đại biểu Nhân dân là chế độ chính trị cơ bản Nhân dân thi hành quyền lực Nhà nước của Trung Quốc
   2007-03-04 16:22:40    CRIonline
Kỳ họp thường niên Quốc hội Trung Quốc sẽ khai mạc ngày 5 tại Bắc Kinh, đây là một sự kiện trọng đại trong đời sống chính trị của Nhân dân Trung Quốc. Kỳ họp lần này sẽ xác định mục tiêu và nhiệm vụ phát triển của Trung Quốc trong một năm mới, sẽ xem xét và thông qua các luật pháp liên quan chặt chẽ với đời sống nhân dân. Chế độ Đại hội Đại biểu Nhân dân là chế độ chính trị căn bản của Trung Quốc, cũng là hình thức tổ chức chính quyền của Trung Quốc.

Hiến pháp của Trung Quốc qui định mọi quyền lực Nhà nước đều thuộc nhân dân, cơ quan thi hành quyền lực Nhà nước của nhân dân là Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước tối cao có quyền quản lý các công việc Nhà nước, quản lý sự nghiệp kinh tế, văn hóa và xã hội. Trong thời gian diễn ra kỳ họp Quốc hội, gần 3 nghìn đại biểu Quốc hội đến từ các nơi và các ngành ở Trung Quốc sẽ hội tụ về Bắc Kinh, thay mặt quyền lợi và ý chí cho 1,3 tỷ dân Trung Quốc thi hành quyền lực Nhà nước.

Bà Ngô Ái Linh đến từ tỉnh Tứ Xuyên là một cán bộ y tế, thành phần chính trị của bà là Đảng viên Ủy ban Cách mạnh Quốc Dân Đảng Trung Quốc, là Đại biểu Quốc hội. Là cán bộ y tế và Đại biểu Quốc hội, bà Ngô Ái Linh từ năm 2003 đã đề xuất kiến nghị tăng cường phòng chống bệnh sán máng. Bà Ngô Ái Linh nói: Dưới sự hô hào của tôi và các đại biểu khác, ngay năm sau Nhà nước đã khôi phục lại Tiểu ban lãnh đạo công tác phòng chống bệnh sán máng, Nhà nước đã dành sự ưu tiên về chính sách, tài chính và dự án cho các tỉnh, thành phố, huyện và thôn làng có bệnh sán máng lây lan. Thông qua áp dụng các biện pháp phòng chống khoa học và tổng hợp này, bệnh sán máng đã được kiểm soát hữu hiệu.

Bà Ngô Ái Linh là một trong số gần 3 nghìn Đại biểu Quốc hội, kiến nghị của bà cũng là một trong số hàng nghìn kiến nghị và dự án Quốc hội nhận được hàng năm. Ngoài Đại biểu Quốc hội ra, còn có hơn 2,8 triệu Đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp. Theo Hiến pháp Trung Quốc, các đại biểu là được nhân dân bầu ra, họ chịu trách nhiệm trước nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân. Đại biểu Quốc hội mỗi nhiệm kỳ là 5 năm, sau đó tiến hành bầu lại. Tại Trung Quốc, những công dân tròn 18 tuổi đều có quyền bầu cử và quyền được bầu, theo thống kê tỷ lệ cử tri tham gia các kỳ bầu cử trước đây đều đạt khoảng 90 o/o.

Chính vì Đại biểu Quốc hội là do nhân dân bầu ra, đại diện cho lợi ích của nhân dân, bởi vậy những vấn đề gặp phải trong công tác và đời sống của nhân dân đều do đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp phản ánh lên các ban ngành hữu quan để hình thành luật pháp hoặc Qui chế, có những phản ánh được Chính phủ áp dụng biện pháp để giải quyết, kết quả giải quyết phải báo cáo lại với Quốc hội.

Theo quyền hạn được Hiến pháp và Luật pháp dành cho, các Đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân tham gia vào quyết sách quan trọng của Nhà nước và địa phương, tham gia giám sát công tác của các cơ quan nhà nước như hành chính, toà án, kiểm sát v.v, bầu và bổ nhiệm, miễn nhiệm lãnh đạo các cơ quan Nhà nước, tham gia xây dựng Luật pháp và Pháp qui mang tính địa phương, tham gia bảo vệ các quyền và lợi ích của quần chúng nhân dân.

Là cơ quan quyền lực Nhà nước tối cao, Quốc Hội Trung Quốc hàng năm họp kỳ họp thường niên tại Bắc Kinh.