Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Núi Thiên Linh
   2009-10-22 15:20:22    CRIonline

Núi Thiên Linh, một đỉnh núi cao nhất ở ngoại ô phía tây nam thành phố Bắc Kinh.

Khu phong cảnh núi Thiên Linh nằm ở thị trấn Vương Tả, khu Phong Đài phía tây nam Bắc Kinh, cách trung tâm thành phố 30 km, trong khu cảnh có hàng nghìn trái núi đá đua nhau vươn cao tua tủa, trong đó đỉnh núi chính Cực Lạc cao hơn mặt biển 699 mét là một đỉnh núi cao nhất ở phía tây nam Bắc Kinh. Ông Ngô Kiện Anh quan chức chính quyền thị trấn Vương Tả giới thiệu rằng: 

"Việc khai thác khu phong cảnh núi Thiên Linh đã tạo dựng cho dân phố Bắc Kinh một nơi nghỉ ngơi tốt đẹp. Khu phong cảnh này có ba đặc điểm nổi bật. Một là nội hàm văn hóa phật giáo sâu dày, với cụm chùa hang đá lớn nhất của thành phố Bắc Kinh. Hai là phong cảnh sinh thái hoang dã rất ngoạn mục, là đỉnh núi cao nhất ở phía tây nam Bắc Kinh. Ba là phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, hình dạng núi non rất đẹp mắt, là nơi rất lý tưởng đối với những người ưa thích leo núi".

Khu phong cảnh núi Thiên Linh chính thức mở cửa đón khách từ tháng 9 năm 2007, ở đây có tài nguyên thiên nhiên phong phú, với hơn 270 loại thức vật. Ngoài ra, núi Thiên Linh có lịch sử văn hóa phật giáo lâu đời, qua chuyên gia khảo chứng thực địa và văn vật được khai quật, lịch sử văn hóa của khu phong cảnh núi Thiên Linh ít nhất có thể tính ngược dòng thời gian đến nhà Minh vào hơn 400 năm trước. Chi Lư Tuyết người hướng dẫn trong khu cảnh này nói: 

"Khu phong cảnh này chủ yếu lấy môi trường nhân văn, phong cảnh thiên nhiên và văn hóa phật giáo làm chính. Đến đây vào mùa xuân thì ngắm hoa, mùa hè ngắm nước, mùa thu thưởng thức lá đỏ, mùa đông thì ngắm cảnh tuyết. Còn về văn hóa phật giáo thì có lịch sử tương đối lâu đời, trên núi chủ yếu có văn hóa hang núi đá, đều là nham động hang đá thiên nhiên, trước kia từng có tăng lữ cư trú tu hành tại đây, bên trong có một số tháp phật thời kỳ nhà Minh, bao gồm một số bia khắc, mà nhiều nhất là thời kỳ nhà Minh".

1 2