Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Khách sạn trạm dịch Hoàng gia
   2009-04-02 15:15:39    cri

Nghe Online

Cố Cung Bắc Kinh uy nghiêm huyền bí là nơi sở tại của các bậc đế vương hoàng gia thời cổ Trung Quốc. Hiện nay có một khách sạn sẽ khiến bạn có một cảm thụ rất đặc biệt được thể nghiệm làm láng giềng của hoàng đế. Tại đây, bạn sẽ có một cảm giác thời gian và không gian đan xen nhau, khiến tâm tình thư thái của bạn ngay đến các bậc đế vương thời cổ cũng không sao sánh kịp.

Khách sạn trạm dịch Hoàng Gia nằm bên bờ con sông đào phía đông Cố Cung, chỉ cách nhau có một bức tường. Buổi sáng vừa ăn sáng vừa ngắm nhìn phong cảnh Cố Cung, Cảnh Sơn và Bắc Hải khi ẩn khi hiện sau hàng dương liễu. Chiều tối ngắm nhìn sắc hoa nhuộm trên các ngõ phố cổ ở Hoàng Thành Căn, dưới ánh chiều tà, người già sách lồng chim đi dạo, trẻ nhỏ chạy nhảy nô đùa. Ông Lưu Thiếu Quân người sáng lập, đồng thời là chủ tịch hội đồng quản trị khách sạn này nói, việc quyết định mở khách sạn tại đây, điều trước tiên lôi cuốn ông nhất là vị trí độc nhất vô nhị của nó:

"Đây là một nơi yên tĩnh trong trung tâm thành phố huyên náo, Cố Cung mà chúng ta nhìn thấy này vẫn là Cố Cung của hơn 700 năm trước, nhưng khi chúng ta quay sang nhìn về hướng đông thì sẽ nhìn thấy những kiến trúc hiện đại của Vương Phủ Tỉnh, chúng hội nhập với nhau rất hài hòa. Trong một khái niệm thời gian và không gian như vậy, rất có thể sẽ khiến ta tự hỏi mình là ai, từ đâu đến và sẽ đi về đâu? Cho nên, tôi rất ưa thích nơi này".

Khách sạn trạm dịch Hoàng gia được chia làm ba phần: Nhà hàng dưới tầng ngầm, buồng khách và sân thượng. Trong đó, nhà hàng và buồng khách ở tầng 1 đều được trang trí bằng màu vàng da cam, tầng 2 màu lục, còn tầng 3 là màu lam sẫm, đứng ở cửa khách sạn nhìn xuyên qua lớp tường kính, bên ngoài là tường Cố Cung màu đỏ sẫm, ngói lưu ly màu lục, viền đỉnh tường màu vàng. Vàng, lục, lam là ba màu thường dùng trong kiến trúc cung đình thời cổ Trung Quốc.

Tại khách sạn dịch trạm Hoàng gia, 55 buồng khách là đại diện cho 55 vị hoàng đế Trung Quốc, khách nước ngoài khi nhận thẻ từ mở cửa rất có thể sẽ cảm thấy khó hiểu, vì trên đó chẳng có ghi số buồng, mà chỉ vẽ hình hoàng đế tương ứng. Khi khách trả buồng thì sẽ được tặng một con dấu Trung Quốc trên khắc hình hoàng đế của buồng đó. Ông Lưu Thiếu Quân nói, chúng tôi mong thông qua dịch vụ này thể hiện lên nền văn hóa truyền thống của Trung Quốc.

"Khách thuê buồng khi muốn gọi điện thoại dù là nước nào thì ba phút đầu sẽ được miễn phí .....".

Khách sạn trạm dịch Hoàng gia vừa mới mở cửa còn chưa đầy một năm, nhưng đã để lại cho du khách những ấn tượng tốt đẹp. Tháng 11 năm 2008, tạp chí nổi tiếng Mỹ Forbes đã công bố 12 khách sạn nổi tiếng thế giới mà nhân sĩ thương vụ trước tiên lựa chọn, khách sạn trạm dịch Hoàng gia cũng có tên trong số này, lời bình luận của tạp chí này nói rằng: Ngôn ngữ thiết kế hiện đại đã va chạm với đặc sắc truyền thống Trung Quốc, đang đứng sừng sững ở mặt phía đông Tử Cấm Thành.

Một chàng trai người Đức là trợ lý tổng giám đốc khách sạn này giới thiệu rằng:

"Có khá nhiều khách hàng rất ưa thích lối thiết kế rất có cá tính ở đây, vì sự theo đuổi của chúng tôi không phải là một phong cách khách sạn đại chúng, so với các khách sạn lớn thì làm ở đây càng khiến tôi cảm thấy phấn khởi hơn. Bởi lẽ tại các khách sạn lớn thì hàng ngày chỉ xoay quanh quày lễ tân. Còn ở chỗ chúng tôi đây là khách sạn tương đối nhỏ, nên càng có nhiều dịp tiếp xúc với khách".

Bà Renate Muni người Tây Ban Nha cùng chồng đến du lịch tại Bắc Kinh. Bà nói:

"Khách sạn này có vị trí địa lý ưu việt, chúng tôi bước ra khỏi cửa là nhìn thấy Cố Cung. Đồng thời, chúng tôi cũng nhìn thấy các ngõ phố cổ ở xung quanh được bảo tồn và được tu tạo lại rất hoàn thiện, khi đi vào các ngõ phố này, chúng tôi mới chính mắt nhìn thấy thực trạng đời sống hàng ngày của người Trung Quốc, mà trước kia chúng tôi chỉ được biết qua sách báo".