Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Phong cảnh tươi đẹp và tập tục dân tộc độc đáo dọc ven sông Nộ Giang
   2009-02-26 15:30:17    cri

Nộ Giang là một con sông lớn ở miền tây nam Trung Quốc. Tỉnh Vân Nam nơi dòng sông này chảy qua là một khu cư trú tập trung dân tộc thiểu số chủ yếu của Trung Quốc, gồm các dân tộc Nộ, Độc Long, Hán, Phu Mi, Di, Tạng, Thái v v, trong đó dân tộc thiểu số chiếm trên 90% tổng dân số.

Châu Nộ Giang rộng khoảng 14000 km vuông, phía bắc cao, phía nam thấp, địa hình gồm các con sông như sông Nộ, sông Lan Thương và sông Độc Long hình thành. Do đây là nơi thâm sơn cùng cốc, nên sức quyến rũ của sông Nộ rất ít người biết đến, Nhưng cũng do nguyên nhân xa xôi hẻo lánh này, mà vẻ đẹp của nó càng thêm thuần khiết.

Trên dòng sông này, nơi có giá trị tham quan nhất phải kể khu phong cảnh núi Mặt Trăng. Đứng từ xa nhìn sang, trên dãy núi có một động đá tựa như một vừng trăng tròn treo lơ lửng trên không, phía sau động là những đám mây hư ảo, lúc ẩn lúc hiện.

Sông Nộ bắt nguồn từ phía nam dãy núi Thang Cu La, dài hơn 3200 km, đi qua Khu tự trị Tây Tạng và tỉnh Vân Nam, rồi chảy vào Mi-an-ma, cuối cùng đổ vào vịnh Băng la đét Ấn Độ Dương. Vào mùa đông phần lớn khúc sông nước chảy lững lờ, duy chỉ có ở khu phong cảnh Hổ Nhảy, mới thật sự cảm nhận được khí thế bàng bạc của sông Nộ từ trên cao ào ào đổ xuống, nước sông gào thét, bọt sóng tung cao, trông thật hoành tráng và tràn đầy khí phách.

Khu phong cảnh Hổ Nhảy có một truyền thuyết rất hay, tương truyền có một mụ phù thủy đã dùng phép biến hoàng tử thành một con hổ, con hổ đêm ngày tưởng nhớ người yêu, đã mạo hiểm nhảy đến nhà nàng ở bên bờ sông. Thành ý này đã cảm động ông trời, con hổ lại biến thành hoàng tử, đôi trai gái cuối cùng trở thành quyến thuộc.

Do trước kia núi cao nước xiết, hai bờ sông Nộ không có cầu, người địa phương đã dùng dây cáp để qua lại giữa hai bờ. Hiện nay, tuy hai bờ được nối bằng cầu treo, nhưng việc dùng cáp qua sông vẫn chẳng thấy ít đi, người sông Nộ đời đời kiếp kiếp trượt dây cáp qua sông đã biến phương thức qua sông mạo hiểm và đầy kích thích này thành công cụ du lịch.

Dù du khách đến đâu, nước sông Nộ vẫn đi bên cạnh như hình với bóng. Khi đến thượng du dòng sông này, dòng chảy đột nhiên có sự thay đổi rất lớn, nước sông dào dạt từ thung lũng Siu Na Thông ở phía bắc đổ về hướng làng Pinh Trung Lô, rồi từ hướng nam làng này chảy sang làng Ta La. Do nó nhiều lần bị nham đá ngăn trở, nên sông Nộ cuối cùng chảy đến đây đã hình thành một vịnh lớn hình bán nguyệt, được gọi là "Nô Giang đệ nhất vịnh". Vào hai mùa hạ thu, nước sông gào thét, khí thế vô cùng mạnh mẽ. Nhưng vào hai mùa đông xuân thì nước sông trong xanh, êm trôi lững lờ.

Tại đoạn hướng bắc làng Pinh Trung Lô có núi Cao Ly Công và núi tuyết Pi Lô, hai trái núi này cao vút dựng đứng ở hai bên bờ sông, hình thành một cửa đá khổng lồ cao hơn 500 mét, rộng gần 200 mét.

Ngoài khu cảnh đã giới thiệu ra, trong địa phận sông Nộ còn nằm rải rác hơn 20 trái núi cao hơn mặt biển 4000 mét, bên cạnh bậc thang lên núi còn có rất nhiều thảm thức vật và phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp.