Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Viện bảo tàng Tam Hiệp của Trùng Khánh
   2009-02-19 15:42:38    cri

Nghe Online

 

Khu vực Tam Hiệp là một trong những khu vực quan trọng mà sông Trường Giang chảy qua, còn thành phố Trùng Khánh nằm ở miền tây nam TQ lại là một thành phố quan trọng của khu vực này. Nguyễn Thanh xin mời các bạn cùng đến thăm viện bảo tàng Tam Hiệp của Trùng Khánh, tìm hiểu về thành phố, cũng như lịch sử văn hóa lâu đời và nội hàm nhân văn sâu dày của khu vực Tam Hiệp.

Viện bảo tàng Tam Hiệp là một viện bảo tàng mang tính chuyên đề lớn nhất của Trung Quốc, viện được xây dựng vào năm 2005, diện tích kiến trúc khoảng 23000 mét vuông, phong cách kiến trúc chính được dập khuôn theo khái niệm thiết kế của đập Tam Hiệp, đường hành lang sinh thái bằng pha lê hình vòng cung khổ lớn trước cửa chính, trông chẳng khác nào một màn nước từ trên cao trút thẳng xuống, vô cùng tráng lệ.

Trong viện hiện có hơn 170 nghìn hiện vật, được trưng bày trong bốn khu chủ đề. Ông Liễu Xuân Minh phó giám đốc viện bảo tàng giới thiệu rằng:

"Gian trưng bày thứ nhất là "Tam Hiệp tráng lệ", tại đây chúng ta sẽ nhìn thấy tình hình cơ bản của thiên nhiên, địa lý, nhân văn và công trình Tam Hiệp. Khu trưng bày thứ hai là "Ba Du viễn cổ", giới thiệu về đoạn lịch sử trước triều nhà Hán của khu vực Tam Hiệp và Trùng Khánh. Khu trưng bày thứ ba là "Chặng đường của thành phố Trùng Khánh", giới thiệu về lịch sử từ cận đại đến nay của Trùng Khánh. Còn khu trưng bày thứ tư là "Những năm tháng kháng chiến". "

 

Tam Hiệp là chặng đường văn minh và lịch sử của dân tộc Trung hoa, nó nối liền với muôn núi nghìn sông của khu vực Ba Thục, đồng thời còn là đường hành lang văn minh nối liền khu vực tây nam với miền đông Trung Quốc.

Gian trưng bày "Tam hiệp tráng lệ" có trưng bày rất nhiều văn vật do khu vực này xây đập trữ nước bị ngập ở dưới nước. Ông Vương Xuyên Bình trưởng nhóm nghiên cứu bảo hộ văn vật Tam Hiệp Trùng Khánh giới thiệu rằng:

"Tại đây, chúng ta sẽ nhìn thấy mối quan hệ độc đáo giữa sinh thái, sự hình thành, con người và thiên nhiên của Tam Hiệp. Thí dụ như "Đá phu kéo thuyền", những thứ này đều rất quý hiếm, đá phu kéo thuyền trải qua hàng nghìn năm bị dây kéo mài thành từng rãnh mòn trên đá, nó đã thể hiện lên mối quan hệ giữa trạng thái sinh tồn và thiên nhiên của phu kéo thuyền Tam hiệp. Chúng tôi còn cắt vách đá ở hai bờ Cù Đường Hiệp đem trưng bày tại đây, khiến người xem cảm thấy rất phấn chấn."

1 2