Nghe Online
Nguyễn Thanh xin mời các bạn cùng đến thành phố Nam Kinh tỉnh Giang Tô, cố đô sáu triều đại có lịch sử lâu đời của Trung Quốc, thăm khu phong cảnh miếu Phu Tử, xem hội hoa đăng nổi tiếng của Nam Kinh, nếm các món ăn đặc sắc địa phương và cảm nhận phong tục ăn tết của người Nam Kinh.
Thành phố Nam Kinh đã có hơn 2400 năm lịch sử xây dựng thành phố. Du khách đến Nam Kinh thì không thể không đến thăm miếu Phu Tử nổi tiếng. Miếu Phu Tử còn gọi là Khổng Miếu hoặc Văn Miếu, là nơi thờ cúng nhà giáo dục và nhà tư tưởng TQ Khổng Tử. Khổng Tử trong thời cổ được tôn xưng là Khổng Phu Tử, nên nhân dân mới gọi miếu dùng để kỷ niệm ông là Miếu Phu Tử.
miếu Phu Tử Lễ hội hoa đăng Phu Tử
Miếu Phu Tử Nam Kinh được xây dựng vào năm 1034, đến nay đã có gần nghìn năm lịch sử. Hiện nay, Miếu Phu Tử được trùng tu lại đã trở thành thắng cảnh du lịch nổi tiếng trong và ngoài nước. Mà Lễ hội hoa đăng Phu Tử Nam Kinh mỗi năm tổ chức một lần là một trong những nội dung quan trọng của cư dân thành phố và du khách khi ăn tết tại Nam Kinh. Hội đèn Nam Kinh đã liên tục tổ chức được 23 năm. Vậy trong dịp Tết xuân năm 2009 gồm có những nội dung gì? Ông Hoàn Kiến Quân phó phòng quản lý vành đai phong cảnh Tần Hoài miếu Phu Tử thành phố Nam Kinh giới thiệu rằng: "Trong thời gian tết xuân, người Nam Kinh cho rằng không đến xem hội hoa đăng miếu Phu Tử thì coi như chẳng ăn tết. Chúng tôi đã bỏ ra nhiều công sức khiến hội hoa đăng hàng năm đều có sự biến đổi và càng phong phú hơn. Năm nay, chúng tôi và ủy ban chuyên nghiệp đèn màu Trung Quốc đã cùng liên hợp tổ chức bình chọn đèn màu, nên đã tập trung được rất nhiều nghệ thuật tinh hoa hàng đầu trong cả nước, đồng thời còn du nhập đèn màu nước ngoài như Nhật v v cùng tham gia hội đèn".
Kỳ Phương Các
Hội đèn miếu Phu Tử lịch sử lâu đời, nó được sự nâng đỡ sâu dày của tập tục dân tộc lịch sử, do giữ gìn được tính liên tục và tính hoàn chỉnh, nên nó mới được đưa vào di sản văn hóa phi vật thể của Trung Quốc. Khi màn đêm buông xuống, các loại đèn được thắp lên, người lớn và trẻ em tay cầm các loại đèn màu như: Đèn hoa sen, đèn trâu vàng, đèn thỏ với nhiều hình dạng rất sống động, đã tăng thêm bàu không khí vui tươi của ngày tết, trang điểm cho miếu Phu Tử Nam Kinh càng thêm đa sắc màu, du khách có thể vào một quán ăn bên lề đường, vừa thưởng thức hoa đăng vừa nếm các món ăn phong vị của Nam Kinh.
Trong vùng miếu Phu Tử sông Tần Hoài- Nam Kinh có tới hàng trăm quán ăn, trong đó có khá nhiều quán ăn lâu đời, mà Kỳ Phương Các-Nam Kinh là một trong số này. Năm 2001, món ăn điểm tâm của Kỳ Phương Các đã thành công tiếp đón đại hội thương gia người Hoa lần thứ 6, hơn 5000 tân khách đến từ các nơi trên thế giới vui vẻ thưởng thức các món ăn nhẹ của Năm Kinh, cũng khiến các món ăn này được các nơi trên thế giới biết đến. Ông Lục Hải Ba tổng giám đốc công ty hữu hạn ẩm thực miếu Phu Tử Nam Kinh giới thiệu rằng: "Các món ăn điểm tâm của Nam Kinh đã tập trung được sở trường của các hệ món ăn trong dân gian như : Bánh bao vỏ mỏng, bánh nhân hành, đậu hũ, rán bánh chẻo nhân thịt bò, súp thịt bò, mì sợi nhỏ v v".
Trong dịp tết xuân, mọi người đến miếu Phu Tử du ngoạn vui chơi, đồng thời nếm các món ăn nổi tiếng của Nam Kinh. Hiện nay, ở đây đã hình thành một cụm thị trường rất có đặc sắc như quán ăn, thư họa, đồ cổ, hàng hoa, chim, cá v v, chúng đã trở thành một trong những trung tâm thương nghiệp và du lịch của Nam Kinh. |