Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Tam Tinh Đôi là di chỉ lịch sử cổ kính của Trung Quốc
   2008-11-13 18:32:25    cri

Nghe Online

Từ lúc "Tam Tinh Đôi" còn gọi là "Tam Tinh Thôn" đã được anh nông dân họ Yến tình cờ phát triển trong khi lao động ngoài đồng. Sự phát hiện ngẫu nhiên này cùng việc khai quật và nghiên cứu trong mấy chục năm sau đó, đã chứng thực vào 5000 năm đến 3000 năm trước, nơi đây vốn là thủ đô của nước Thục thời cổ, nền văn minh đã từng một thời huy hoàng trong 2000 năm. Do di chỉ "Tam Tinh Đôi" được phát hiện, lịch sử nước Thục đã bị đẩy lui 2000 năm. Việc phát hiện này đã khiến sự cấu thành của nền văn minh Trung Hoa càng thêm hoàn chỉnh, nó chứng tỏ nền văn minh Trường Giang với nền văn minh "Tam Tinh Đôi" làm đại diện, cũng giống như nền văn minh Hoàng Hà, đều là nền tảng văn minh Trung Hoa.

Thôn Tam Tinh nằm ở tỉnh Tứ Xuyên miền tây nam TQ, cách tỉnh lỵ Thành Đô khoảng một tiếng đồng hồ đường ô tô. Do sự phát hiện khiến mọi người kinh ngạc vào năm 1979, nên hơn 10 năm trước, ở đây đã dựng nên một viện bảo tàng được gọi là "Tam tinh Đôi".

Bà Khưu Học Khánh nhân viên thuyết minh trong viện bảo tàng này giới thiệu rằng, sự phát hiện di chỉ văn minh nằm ở 30 độ vĩ bắc này có ý nghĩa cực kỳ to lớn.

"Nằm cùng vĩ tuyến này còn có đỉnh Chu Mô-lung-ma, Văn minh Ma Da, Đại tam giác Bách Mạc, chúng đều có chung một đặc điềm là huyền bí, văn vật được phát hiện tại Tam Tinh Đôi ở khu vực tây nam TQ hiện nay là một nơi thành cổ, nước cổ có mật độ rộng nhất, thời gian lâu nhất và nội hàm văn hóa phong phú nhất".

Khảo cổ phát hiện, vào khoảng 3000 năm trước, ngôi thành cổ này đột nhiên bị phế bỏ, nền văn minh Tam Tinh Đôi đang trong thời kỳ phát triển cao độ đã chấm dứt. Nguyên nhân chính dẫn đến sự hoang phế của ngôi thành trì từng huy hoàng trong 2000 năm này cũng có nhiều cách nói khác nhau, có người nói vì nguyên nhân lũ lụt, có người nói do nguyên nhân chiến tranh, cũng có người nói do nguyên nhân dịch bệnh, nhưng vì không có sử sách ghi chép, nên cho đến nay vẫn là một điều bí ẩn.

Xét từ văn vật được khai quật tại đây, thì sự bí ẩn lại càng thêm huyền bí.

Bà Khưu Học Khánh nói, sự nổi bật nhất trong Tam Tinh Đôi là đồ đồng đen, một số tượng người bằng đồng đen hoàn toàn có thể thách thức với sức tưởng tượng của con người thời nay: Đôi mắt to, sống mũi cao, diện mạo rất khác với người châu Á. Bà Khánh còn đặc biệt giới thiệu về mặt nạ bằng đồng đen. Nghe nói, đây là sự đặc tả chân thật về ngoại mạo của vua Thục đời thứ nhất.

Vật trưng bày gây hứng thú nhất đối với du khách người Pháp Humbert droz là Thông Thiên Thụ:

"Những vật này đã từng đem trưng bày tại Pháp vào mấy năm trước. Mặc dù tôi biết TQ có lịch sử lâu đời, nhưng khi lại được nhìn thấy những vật trưng bày này trong lòng vẫn cảm thấy hết sức kinh ngạc".

Cây "Thông Thiên Thụ" này được coi là một kỳ tích thế giới, cây cao 3,6 mét. Người thời cổ TQ cho rằng cây là hóa thân của vũ trụ, còn ban ngày, ban đêm và ngày tháng là quả trên cây. Bà Khưu Học Khánh nói:

"Cây này là một tác phẩm tuyệt diệu có độ khó cao và trình độ rất tinh xảo. Một đồ đồng đen lớn như vậy không phải chỉ một lúc là làm xong được, mà phải chia công đoạn đúc, trong số 8 cây khai quật được, chỉ có 2 cây là phục chế  khá hoàn chỉnh, nhưng phải mất tới 3 năm trời ".

Ngoài kỹ thuật tinh xảo ra, những cây làm bằng đồng đen này còn ấp ủ sự nhận thức của người TQ thời xưa đối với đất trời và vũ trụ. Ông Ngao Thiên Chiếu cố vấn viện bảo tàng này nói:

"Xét từ cụm tượng và đồ đồng đen được khai quật tại Tam Tinh Đôi, thì người nước Thục thời cổ rất có thể thường xuyên tổ chức một số hoạt động tế lễ cỡ lớn, để thu hút một số bộ lạc không cùng tín ngưỡng ở xung quanh đến hành hương".

Ngoài ra, tại di chỉ Tam Tinh Đôi còn khai quật được rất nhiều ngà voi và vỏ sò. Đây là điều rất bí ẩn, bởi lẽ xét từ điều kiện địa lý Tứ Xuyên hiện nay, thì ở đây cơ bản không có loài voi sinh sống, hơn nữa lại rất xa biển. Bà Khưu Học Khánh giải thích rằng:

"Có học giả nêu ra là ngà voi được vận chuyển qua con đường tơ lụa, sò cũng vậy, chúng tôi đã khai quật được 5000 vỏ sò. Qua đó, có thể chứng minh con đường buôn bán của nước Thục thời cổ đã vươn rất xa tới các khu vực tây Á và nam Á ".