Khi hồi tưởng lại việc tìm kiếm Trường Thành lúc bấy giờ, anh Ngọc Bảo nói, trên núi gió thổi rất mạnh, mấy người ban đầu cùng đi với anh đều phải quay trở về, chỉ có mình anh là vẫn kiên trì đi tiếp, tấm lòng say mê Trường Thành là động lực nâng đỡ anh, anh thật không thể tưởng tượng những người vào hơn 2000 năm trước làm sao lại có thế đắp nên Trường Thành quy mô như vậy.
Vật liệu xây dựng Trường Thành triều nhà Tần là sử dụng nham đá hỗn hợp, những nham thạch này tuy đã trải qua hơn 2000 năm băng tuyết, mưa dập gió vùi, mà vẫn không hề có hiện tượng bị phong hóa, riêng có màu sắc là hơi bị thâm mà thôi. Mặt tường phía bắc rất phẳng, có dấu tích gia công rất rõ rệt. Vật liệu xây dựng được lấy ngay từ hiện trường, rồi tiến hành gia công.
Khi lên tới đỉnh núi thì nhìn thấy một phong hỏa đài, một người cùng đi tên là Tâm Bình phấn khởi nói:
"Dưới chân chúng ta là một tòa phong hỏa đài, đường kính khoảng 15 mét, tầng cao khoảng 6 - 7 mét, nó sừng sững đứng trên thảo nguyên Mông Cổ, bảo vệ an ninh cho dân tộc Trung Hoa, tôi có một thứ cảm giác không phải là thê lương, mà là khí thế hào phóng."
Trường Thành triều nhà Tần trong địa phận Cố Dương dài 85 km, trên vách tường Trường Thành còn có rất nhiều nham họa, nham họa phía mặt bắc lấy hình tượng con dê là chính, sừng dê được vẽ rất khoa trương, có bức hầu như sừng chạm vào đuôi. Ngoài ra còn có nham họa hình lạc đà v v.
Trường Thành triều nhà Tần đã đước xác định là văn vật trọng điểm cấp quốc gia vào năm 1996. Những năm gần đây, nhằm thúc đẩy việc bảo tồn và khai thác có trật tự đối với Trường Thành triều nhà Tần, huyện Cố Dương hàng năm đều tổ chức ngày hội văn hóa Trường Thành triều nhà Tần, năm nay đã là lần thứ 5. 1 2 |