Khổng Miếu Bắc Kinh tuy trải qua các triều đại trùng tu, nhưng kết cấu của nó trên cơ bản vẫn bảo lưu phong cách của triều nhà Nguyên. Hai bên lối đi của Khổng Miếu có 198 bia đá cao to đề danh tiến sĩ, trên đề họ tên, nguyên quán, thứ danh của tiến sĩ các khóa trong ba triều đại Nguyên, Minh, Thanh, cả thảy hơn 50 nghìn người, đây là kho tư liệu văn hiến quan trọng để nghiên cứu chế độ khoa cử thời cổ TQ. Ngoài ra, ở đây còn có một rừng bia gồm 189 bia đá cao to, trên khắc chữ triện với các kinh điển nhà Nho như: Luận Ngữ, Mạnh Tử v v, cả thảy hơn 630 nghìn chữ, quy mô hùng vĩ, nội dung chuẩn xác và trạm khắc đẹp mắt có thể nói là hạng bậc nhất tại TQ.
Tòa kiến trúc Quốc Tử Giám quay mặt về hướng năm, đường trục giữa có Hiền Môn, Thái Học Môn, Cổng Lưu Ly, Tự Ung, Di Luận Đường và Kính Nhất Đình. Hai bên đông tây có 4 sảnh 6 phòng lớn, tạo bố cục cân xứng theo truyền thống kiến trúc của TQ, là một trường đại học quốc lập cổ đại duy nhất mà TQ giữ được hiện nay. Bước vào Thái Học Môn, vật lọt vào ánh mắt trước tiên là Cổng lưu ly.
Xuyên qua Cổng lưu ly, trước mắt là một tòa kiến trúc quan trọng nhất của Quốc Tử Giám, đó là đại điện Tự Ung, nơi giảng bài của Hoàng đế thời cổ. Chị hướng viên Vương Tinh giới thiệu rằng:
"Ngôi điện này được xây vào năm 1783, đến năm 1784 thì xây xong, đây là một cung điện duy nhất trên thế giới chuyên dùng để nhà vua giảng bài".
Chị Vương Tinh nói, mỗi khi nhà vua giảng bài, ngoài điện lúc đông nhất có tới 4 đến 5 nghìn người, cơ bản không thể nghe rõ được, cho nên trước cửa có hai người truyền thanh, nhà vua nói câu nào thì truyền câu đó.
Từ khi mở cửa đến nay, du khách đến Khổng Miếu và Quốc Tử Giám nườm nượp không ngớt, nhất là trong thời gian thế vận hội, đây là một nơi rất tốt để du khách nước ngoài tìm hiểu về nền văn hóa nhà nho TQ, đây là nơi trực quan nhất trong khái niệm "Ô lim píc nhân văn". 1 2 |