Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Thư viện Nhạc Lộc
   2008-07-10 15:11:02    CRIonline

Nghe Online

Cách đây ít lâu, ngọn lửa thiêng Ô-lim-pích Bắc Kinh đã tới thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam miền trung TQ, tuyến đường rước đuốc đi qua thư viện Nhạc Lộc đã có hơn 3000 năm lịch sử, khiến thư viện Nhạc Lộc, một trong bốn thư viện lớn thời cổ TQ này, lại lần nữa gây nên sự chú ý của mọi người.

Thư viện Nhạc Lộc được xây dựng vào năm 976 công nguyên này, nằm ở dưới chân núi Nhạc Lộc thành phố Trường Sa, rộng 21 nghìn mét vuông, những kiến trúc được giữ lại hiện nay phần lớn đều là di vật của hai triều Minh và Thanh, gồm ba phần lớn là giảng dạy, cất giữ sách và cúng tế, chúng nối liền với nhau, đã thể hiện một cách hoàn chỉnh cảnh tượng khoáng đạt của khí thế kiến trúc hùng vĩ thời cổ TQ. Chị Trịnh Hân hướng viên người địa phương giới thiệu rằng:

"Nơi chúng ta hiện đang đứng đây là cổng thư viện Nhạc Lộc, ngẩng đầu nhìn lên là tấm biển "Thiên niên học phủ", hai bên có hai câu đối "Thiên bách niên Sở tài đạo nguyên vu thử, Cận thế kỷ Tương học dữ nhật tranh quang". Nó đã khái quát được địa vị và vai trò lịch sử của thư viện Nhạc Lộc trong việc đào tạo nhân tài và phát triển học thuật".

Bước vào thư viện, trước mặt là đài Hách Hy đối diện với cổng lớn, đây là nơi xem tuồng kịch và thư giãn tinh thần của học sinh. "Hách Hy"có nghĩa là vừng dương hừng sáng. Từ trên đài Hách Hy đi xuống thì sẽ đến một cổng lớn. Chị Trịnh Hân nói:

"Men theo đường trục này thì sẽ tới cửa thư viện Nhạc Lộc, hai bên có hai câu đối nổi tiếng: Duy Sở hữu tài, Vu tư vi thịnh". Đây là tiền nhân tán tụng thư viện Nhạc Lộc đã đào tạo ra nhiều nhân tài. Trước cửa có hai pho điêu khắc bằng cẩm thạch, nghe nói đây là tác phẩm của đời nhà Tống, mặc trước khắc phù điêu "Tam sư hý cầu", thể hiện cho quốc thái dân yên, cát tường hỷ khánh, mặt sau là "Cẩm kê phù dung", có nghĩa là thêm hoa trên gấm; còn các hình vẽ khác như: Mai, Lan, Trúc, Sen, Cò trắng v v, đều phản ánh lên sự cầu mong thế tục và hoài bão chính trị của nhân văn phong kiến. Tiếp sau đến cửa thứ hai, đây chính là giảng đường của thư viện".

Giảng đường nằm ở nơi trung tâm và là bộ phận chủ yếu của thư viện, chính giữ giảng đường là một bục giảng hình chữ nhật cao khoảng một mét, đây là nơi giảng bài của thầy giáo thời xưa, trên có hai chiếc ghế của hai thầy Trương Thức và Chu Hi ngồi giảng bài lúc bấy giờ. Nghe nói người ở các nơi trong cả nước đến nghe giảng rất đông, bấy giờ học sinh không được ngồi ghế, phần lớn đều tự mang chiếu đến trải ngồi trên nền đất, đây cũng là nhằm tôn trọng thầy giáo và thể hiện lên sự uy nghiêm của thầy giáo, trong lịch sử TQ đã có khá nhiều người như Tăng Quốc Phan, Tả Tông Đường, Vương Phu Chi v v đã từng ngồi nghe giảng tại đây.

Sau khi xem xong giảng đường, chúng ta hãy đến xem lầu Ngự Thư, nơi cất giữ sách trong thư viện.

"Lầu Ngự Thư được xây vào năm thứ hai Tống Hiến Bình, tức năm 999 công nguyên. Nhưng năm 1983, lầu Ngự Thư và sách cất giữ trong đó bị máy bay Nhật ném bom phá hủy, kiến trúc này được xây dựng lại vào năm 1986, hiện nay nó là thư viện cổ của trường đại học Hồ Nam".

Lầu Ngự Thư hiện cất giữ hơn 50 nghìn cuốn sách, nhưng nó không mở cửa đối ngoại, mà chỉ có giảng viên và nghiên cứu sinh mới được sử dụng. Do lầu cất giữ sách trong thời cổ TQ đều được dựng bằng gỗ, nên việc phòng hỏa là rất quan trọng, du khách đều đã nhìn thấy trước lầu có một bể nước, và giữa các ngôi nhà đều có tường ngăn rất cao.

Thư viện Nhạc Lộc không chỉ có phong cảnh thiên nhiên đẹp như tranh, mà còn có cảnh quan nhân văn rất phong phú, rừng bia trong chùa Lộc Sơn đã ghi lại dấu tích của các nhà thư pháp nổi tiếng trong mấy nghìn năm qua . Ông Đặng Hồng Ba giáo viên trong thư viện nói: Tiếng động 6.

"Rừng bia chủ yếu có hai chức năng, một là ghi chép về lịch sử, còn một là phản ánh về tình hình dạy học. Thí dụ như nội quy của thư viện, chương trình của nó đã phản ánh được ý niệm và nội quy trong việc dạy học. Còn một điều nữa là trước kia chúng ta viết chữ, chữ Hán vốn là một loại nghệ thuật, cũng là đại diện cho một thể tải văn hóa".