Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  "Ngoại Bát Miếu" ở Thừa Đức
   2008-06-26 15:23:10    cri

Chùa Phổ Ninh nằm ở thành phố Thừa Đức tỉnh Hà Bắc, là một ngôi chùa phật giáo truyền thống Tạng nổi tiếng ở miền bắc TQ, được xây dựng vào giữa những năm vua Càn Long triều nhà Thanh thế kỷ 18, xung quanh chùa này còn có 11 ngôi chùa với nhiều phong cách khác nhau. Trong có 8 ngôi chùa lúc bấy giờ do chính quyền triều nhà Thanh trực tiếp cai quản, cũng vì chúng đều nằm ở bên ngoài cửa Cổ Bắc, nên được gọi là "Ngoại Bát Miếu". Tháng 12 năm 1994, "Ngoại Bát Miếu" được đưa vào danh mục di sản văn hóa thế giới.

Chùa Phổ Nhân và chùa Phổ Thiện được xây dựng vào năm 1713, là hai ngôi chùa được xây dựng sớm nhất trong "Ngoại Bát Miếu". Ông Bành Tuấn Ba quan chức ban quản lý "Ngoại Bát Miếu" của thành phố Thừa Đức đã giới thiệu về lai lịch xây dựng hai ngôi chùa này. Ông nói: "Năm đó, vua Khang Hy làm lễ mừng thọ 60 tuổi, các phật sống ở Nội Mông và nước Mông Cổ, cùng hoàng tộc đều đến chúc thọ. Nhằm bày tỏ lòng cảm ơn, nhà vua đã cho xây hai ngôi chùa hoàng gia này ở Nhiệt Hà".

   

Vua Càn Long sau khi lên ngôi, vẫn duy trì cách làm này của hoàng đế Khang Hy, lại xây dựng ở khu vực Thừa Đức 10 ngôi chùa với nhiều phong cách khác nhau, mà chùa Phổ Ninh là ngôi chùa đầu tiên trong số này. Nó được xây dựng nhằm kỷ niệm một sự kiện quan trọng trong lịch sử đoàn kết dân tộc Trung Hoa. Ông Vương Huy trưởng ban quản lý chùa Phổ Ninh nói: "Chùa Phổ Ninh được xây dựng nhằm kỷ niệm sự kiện bình định được cuộc phiến loạn của Chuẩn Cát Nhĩ, việc xây dựng ngôi chùa này là một sự ghi chép, đồng thời cũng cảnh tỉnh cho đời sau . Mong thông qua sự kiện này đạt tới ổn định xã hội, thiên hạ mãi mãi yên bình".

Cuộc dẹp loạn này là chỉ vào năm 20 và 22 thời vua Càn Long, tức năm 1755 và năm 1757, chính quyền triều nhà Thanh đã lần lượt dẹp yên được cuộc phiến loạn do Dawaqi và Sana, đầu mục của bộ Chuẩn Cát Nhĩ Mông Cổ phát động, giữ gìn được sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nhà nước.

Do chính quyền triều nhà Thanh tôn trọng tín ngưỡng của các dân tộc thiểu số, đặt sự đoàn kết các dân tộc lên vị trí hàng đầu, nên chùa Phổ Ninh đã trở thành nơi chủ yếu để các bộ Tây Tạng, Mông Cổ, trực tiếp liên lạc với chính quyền nhà Thanh về mặt tôn giáo và chính trị.

   

Trong chùa Phổ Ninh hiện có 80 vị Lạt Ma, họ hàng ngày học tập và tụng kinh rất đúng giờ, tiếp thu giáo dục Tạng ngữ, Hán Ngữ và Anh văn, cuộc sống hàng ngày đều nghiêm khắc tuân theo tập quán dân tộc mình.

Ngoài chùa Phổ Ninh ra, "Ngoại Bát Chùa" còn có hai ngôi chùa đã thể hiện được đầy đủ về sự kết hợp hoàn mỹ giữa đoàn kết dân tộc Hán Tạng và nghệ thuật kiến trúc Hán tạng, đó là chùa Phổ Đà và chùa Phúc Thọ.

Chùa Phổ Đà được xây dựng vào năm 1771 cho Đạt Lai Lạt Ma, nó được xây phỏng theo cung Pu Ta La. Còn chùa Phúc Thọ được xây phỏng theo chùa Cha Sư Luân Pu cùa Tây Tạng. Đây là chùa Hoàng gia do vua Càn Long xây cho Pen Sê.