Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Du lịch Phủ Khai Phong
   2008-06-19 16:24:04    CRIonline

Nghe Online

Thành phố Khai Phong tỉnh Hà Nam là thủ đô triều Bắc Tống thời cổ, bấy giờ gọi là Phủ Khai Phong, cũng còn gọi là Nam Nha. Sở dĩ nó được đặt tên như vậy, ngoài là thủ đô của vương triều Bắc Tống ra, cũng vì nó còn là nơi "Bao Thanh Thiên" từng nhậm chức phủ doãn phủ Khai Phong, được người TQ tôn thờ là tượng trưng cho thanh liêm và công bằng, là quan tòa tối cao của đô thành.

"Bao Thanh Thiên" tên là Bao Chửng, mà dân chúng thường gọi là Bao Công, năm 28 tuổi thi đỗ tiến sĩ, từ đó làm quan trong triều đình. Năm 1057 công nguyên, Bao Chửng nhậm chức Phủ doãn phủ Khai Phong, đến tháng 6 năm 1058 thì rời nhiệm. Trong thời gian nhậm chức, ông luôn tỏ ra thanh liêm cương trực, trí công vô tư, nghiêm minh hành pháp, nên được dân chúng gọi là "Bao Thanh Thiên".

Để kỷ niệm ông, thành phố Khai Phong đã trước tiên xây dựng đền thờ Bao Công vào năm 1987, sau lại xây Phủ Khai Phong theo nguyên hình nơi làm việc của quan chức phủ Khai Phong cũ. Phủ Khai Phong mới rộng khoảng 4 ha, trong có hơn 50 đình đài lầu các, bố cục gọn và uy nghiêm tráng lệ.

Bước vào cổng phủ, phía trước mặt là Nghi Môn, đây là nơi tiếp khách của Phủ Khai Phong thời bấy giờ, phía đông Nghi Môn có một chiếc trống to gọi là "Trống minh oan". Ông Lưu Khôn Giáo sư Học viện Lịch sử văn hóa Trường Đại học Hà Nam nói, trống này là để dân chúng đến kêu oan kiện cáo.

"Trước khi Bao Chửng chưa đến đây làm quan, dân chúng muốn kiện cáo thì không được trực tiếp đến công đường gặp quan, bản cáo trạng của họ sẽ do người canh cửa chuyền tay nhau đưa vào. Khi cần hỏi nguyên cáo thì mới được vào, nên đã tạo tiện lợi cho bọn người ăn hối lộ, làm nhỡ việc và một số vụ án. Do đó, Bao Công đã thay đổi lối làm này, ông ra lệnh bãi bỏ việc chuyền đưa cáo trạng, mở cổng phủ cho dân chúng đến đánh trống kiện cáo, rồi trực tiếp đi vào công đường ".

Xuyên qua Nghi Môn thì đến một khuôn viên Tứ hợp viện, đây là nơi làm việc của các cấp quan lại trong phủ Khai Phong, trước mặt là một phiến đá khổng lồ trên viết ba chữ to "Công Sinh Minh" bằng sơn đỏ.

1 2