Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Thành phố rước đuốc-San Francisco
   2008-05-15 14:20:22    CRIonline

San Francisco là thành phố cảng biển quan trọng ở miền Tây Mỹ , là trung tâm tiền tệ, thương mại và văn hóa của nước này. San Francisco nằm về phía Tây Bắc bang Ca-li-pho-ni-a, cực Bắc Bán đảo giữa Thái Bình Dương và vịnh San Francisco, ba mặt trông ra biển, Thành phố San Francisco rộng khoảng 120 ki-lô-mét vuông.

"San Francisco" là tên gọi theo tiếng Tây Ban Nha do người Mê-hi-cô đặt vào năm 1847, lúc đó nơi đây chỉ có hơn 800 cư dân. Sau khi phát hiện mỏ vàng tại đây vào năm 1848, những người nhập cư ồ ạt kéo đến và dấy lên cơn sốt đãi vàng tại đây. Trong đó rất nhiều Người Hoa đến đây mở mỏ vàng và xây đường sắt theo "hiệp ước lao công", làm việc hết sức vất vả,

Diện tích nước của San Francisco chiếm 2/3 tổng diện tích thành phố, khu nội thành nối liền với khu vực xung quanh bằng những cây cầu. Nơi đây, mùa đông ấm áp nhiều mưa, mùa hè mát mẻ nhiều sương mù. Nhiệt độ thấp nhất trong năm là 11 độ c, cao nhất là 17 độ c. Lượng mưa bình quân là 790 mi-li-mét/năm, chủ yếu tập trung vào tháng 11 hàng năm đến tháng 4 năm sau.

Các cửa cảng trong khu hải quan San Francisco là những cửa cảng Quốc tế bận rộn nhất của Mỹ. Ngọn núi trên bờ biển Ca-li-pho-ni-a đã bị lún xuống đáy biển tại eo biển Kim Môn ( Golden Gate), sau khi kết nối với Thái Bình Dương, vịnh San Francisco đã trở thành một cảng biển tốt. Bờ tây Vịnh San Francisco tức bờ phía Đông của Bán đảo San Francisco là trụ sở của thành phố San Francisco; bờ phía Đông của vịnh này là Auckland. Hai bờ Đông Tây đều là khu công nghiệp và thương mại.

Giữa bờ phía Tây và bờ phía Đông của vịnh San Francisco có 4 cây cầu, trong đó cây cầu quan trọng nhất được chạy thẳng từ San Francisco đến Auckland, mang tên cầu San Francisco-Auckland, là cây cầu thu cước phí, cũng là cây cầu treo kết cấu thép dài nhất Thế giới hiện nay, cả thảy dài 13,3 ki-lô-mét với hai cầu dẫn, gồm 51 nhịp cầu, nhịp cầu ăn nước sâu tới 73,8 mét. Cây cầu này khởi công xây dựng từ tháng 5 năm 1933 và khánh thành vào tháng 11 năm 1936. Một cây cầu khác thì được bắc ngang qua eo biển Kim Môn mang tên cầu Kim Môn, cây cầu này khởi công xây dựng vào tháng 1 năm 1933 với sự tham gia của những người xây dựng đến từ 6 Quốc gia, sử dụng 24 nghìn tấn dây thép, khánh thành vào tháng 5 năm 1937. Tổng chiều dài của cây cầu là 2737 mét, hai nhịp cầu chính lần lượt cao bằng tòa nhà lầu 65 tầng, khoảng cách giữa hai nhịp cầu chính hơn 1280 mét. Cầu Kim Môn trông rất bề thế, ngoại quan hoành tráng, gam mầu rất đặc sắc, trở thành tiêu chí của San Francisco.

Nền kinh tế của San Francisco lấy ngành dịch vụ là chính, trong khi đó tiền tệ và thương mại Quốc tế cũng rất phát triển, Ngân hàng Châu Mỹ tức ngân hàng lớn nhất Mỹ đặt trụ sở tại đây. San Francisco sản xuất các loại hoa quả, rau xanh và hoa tươi.

San Francisco cũng là một đô thị văn hóa, tổng cộng có 18 trường đại học, thí dụ như Trường Đại học San Francisco sáng lập vào năm 1855; Trường Đại học Ca-li-pho-ni-a-San Francisco xây dựng vào năm 1873; Trường Đại học bang San Francisco thành lập vào năm 1899. Ngoài ra nội thành San Francisco còn có Nhà hát Curran và Nhà hát Kim Môn nổi tiếng Thế giới. Trên vịnh Bắc Hải có bãi biển dài khoảng 9 ki-lô-mét, là trung tâm hoạt động của các nhà nghệ thuật cả nước Mỹ.

San Francisco là một đô thị Quốc tế hóa, kết cấu dân số rất phức tạp, nơi đây có rất nhiều cộng đồng chung cư quy mô dành cho người Châu Á, người I-ta-li-a, người Pháp, người Mê-hi-cô, người da đen và người Tây Ban Nha. Mỗi cộng đồng một đặc điểm riêng. Được biết Phố người Hoa nằm trong trung tâm thành phố là một cộng đồng người Hoa lớn nhất với người Hoa là chính. Ngày 28 tháng 1 năm 1980, thành phố San Francisco đã kết nghĩa với thành phố Thượng Hải Trung Quốc.