Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Đi Thảo Hải xem hạc cổ đen
   2008-05-15 14:56:28    CRIonline

Nghe Online

Tại tỉnh Quý Châu miền tây nam TQ, có một vùng đất ngập nước trên cao nguyên được gọi là Thảo Hải (Tức Biển Cỏ). Cứ đến mùa đông là có hơn trăm nghìn con chim di cư từ miền bắc bay tới đây, xây dựng tổ ấm trong mùa đông giá rét, trong đó Hạc cổ đen là quý hiếm nhất, nó là một loài động vật bảo hộ cấp 1 nhà nước TQ.

Biển Cỏ nằm trong địa phận Huyện tự trị dân tộc Di, Hồi, Mèo Uy Ninh của tỉnh Quý Châu, nơi đây điển hình là hệ thống sinh thái đất ngập nước trên cao nguyên, là một trong những hồ nước ngọt trên cao nguyên lớn thứ ba của TQ. Do Biển Cỏ có động thực vật phong phú, ánh nắng chan hòa, nên hàng năm đều có rất nhiều chim di cư đến đây trú đông. Theo thống kê, cả thảy có 203 loài chim di cư đến Biển Cỏ trú đông, số lượng hơn 100 nghìn con. Nên Biển Cỏ được đặt nhã danh là "Thiên đường của loài chim".

Đầu năm nay, anh Trần Kiện một người say mê động vật đã đến Biển Cỏ để xem các loài chim di trú. Anh nói:

"Chúng tôi đáp một chiếc thuyền con từ từ đi sâu vào Biển Cỏ, đây là một hồ nước ngọt rộng 25 km vuông, tuy nó không dào dạt sóng vỗ như biển cả, nhưng hiện ra trước mắt chúng tôi là mặt nước bao la, tráng lệ".

Cảnh đẹp như tranh ở đây khiến anh Trần Kiện rất thú vị, nhưng anh vẫn không quên mục đích quan trọng của chuyến đi lần này là Hạc cổ đen. Hạc cổ đen là loài chim được loài người phát hiện muộn nhất, và cũng là loài hạc quý hiếm duy nhất sinh sống trên cao nguyên, do nó có dáng cao mảnh, cổ dài mọc lông đen nhánh, trông chẳng khác nào như cuốn một chiếc khăn màu đen, nên người ta mới gọi như vậy. Hiện nay, Hạc cổ đen trên thế giới phần lớn đều sinh sống ở cao nguyên Thanh Tạng, cao nguyên Vân Quý và khu vực miền bắc Tứ Xuyên.

 Được biết, từ tháng 1 đến nay, Hạc cổ đen từ cao nguyên Thanh Tạng đến trú đông ở Biển Cỏ Quý Châu đã vượt quá 1200 con, Biển Cỏ đã thực sự trở thành nơi qua đông quan trọng nhất của loài Hạc cổ đen TQ. Điều này không thể tách rời với hàng loạt biện pháp bảo tồn của người dân địa phương. Ông Vương Lượng người phụ trách dự án bảo tồn chim huyện Uy Ninh giới thiệu rằng: tiếng động 4.

"chúng tôi hiện đã áp dụng mấy biện pháp: Một là khiến quần chúng nhân dân ở xung quanh nhận thức được tầm quan trọng của Biển Cỏ, cũng như ý nghĩa của việc bảo tồn Hạc cổ đen. Hai là chính quyền tăng cường đầu tư vào việc thả mồi để giải quyết vấn đề sinh tồn của Hạc cổ đen. Ba là tăng cường ngăn chặn săn bắn trái phép. Có thể nói, mấy năm nay không có hiện tượng săn bẫy phi pháp, thực sự đảm bảo cho Hạc cổ đen có một không gian sinh tồn và phát triển".

Do chính quyền địa phương tích cực tuyên truyền, nông dân địa phương đã dần dần thay đổi quan niệm, họ ngày càng chú trọng bảo hộ các loài chim, thậm trí có người trước kia từng săn bắn chim, nay đã tình nguyện làm nhân viên nuôi chim nghĩa vụ. Một người dân địa phương tên là Giang Phú Hải nói:

"Mấy năm trước, chim đến đây thường phá hoại mùa màng khiến chúng tôi rất ghét. Qua tuyên truyền của chính quyền địa phương trong mấy năm nay, chúng tôi cũng biết loài chim này rất quý hiếm, nó muốn ăn thì chúng tôi cũng mặc nó".

Theo giới thiệu, trong trận thiên tai mưa tuyết đầu năm nay, quần chúng địa phương đổ đồng mỗi ngày phải bỏ ra 1500 kg ngô để bổ xung vào thức ăn cho Hạc cổ đen, cả thảy hơn 30 tấn. Chính vì có sự bảo hộ của nhân dân địa phương, nên số lượng của Hạc cổ đen mỗi năm tăng gần 4%.