Công nghệ làm dõng gốm tương đối phức tạp. Chị Trương Bồi giới thiệu rằng:
"Trình tự chia làm mấy khâu: Chọn đất, nhào đất, nặn hình, nung, bôi màu, mặc quần áo, nhập táng. Việc chọn đất cũng khá cầu kỳ, việc tạo khuôn được chia làm bốn phần: Đầu, thân, chân và tay, rồi mới ghép lại với nhau, mũi và tai cũng được tạo bằng khuôn rồi ghép lên mặt dõng, sau đó người thợ dùng dao khắc họa, khiến nét mặt chúng biểu hiện tình cảm rất khác nhau. Cuối cùng mới căn cứ theo đẳng cấp và thân phận khác nhau, mà mặc quần áo với chất liệu khác nhau".
Tại rãnh cất giữ bên ngoài lăng Hán Dương còn khai quật được rất nhiều vật tùy táng như: Dụng cụ sinh hoạt, binh khí, hàng dệt, lương thực v v. Theo kết quả thăm dò khảo cổ và suy đoán về chế độ tang lễ cổ đại, có thể nói nơi đây chôn cất một kho báu văn vật đồ sộ.
Khi các nhà khảo cổ khai quật những ngôi mộ tùy táng này, nhằm giữ nguyên diện mạo xung quanh Đế Lăng, đã áp dụng phương thức bảo tồn bộ mặt cũ, không dựng bất cứ vật kiến trúc nào trên mặt đất, mà xây viện bảo tàng ngang với độ sâu của di chỉ, cả gian trưng bày nằm dưới lòng đất, còn trên mặt đất vẫn giữ nguyên bộ mặt xanh hóa. Chị Trương Bồi nói:
"Toàn bộ rãnh vật tùy táng đều được vây bằng kính, giữa người xem và khu di chỉ là hai loại khí hậu khác nhau, nhiệt độ bên trong giữ ở mức từ 23 đến 24 độ, độ ẩm vào khoảng 95 đến 99 % ".
Khi chúng ta từ nhiều góc độ thưởng thức lăng Hán Dương với tâm trạng huyền bí, vừa thể nghiệm được cuộc sống cung đình hào nhoáng của hoàng đế Tây Hán, vừa tìm hiểu được cả quá trình khai quật khảo cổ và phục chế văn vật, cũng như cảm nhận được sức quyến rũ mới lạ của khoa học kỹ thuật hiện đại trong việc bảo tồn và trưng bày di sản văn hóa cổ đại. 1 2 |