Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Thành phố hấp dẫn-Văn Sơn
   2008-04-03 13:09:56    cri

Văn Sơn là Châu Tự trị dân tộc Choang và dân tộc Mèo, nằm về phía Đông Nam tỉnh Vân Nam, tiếp giáp với Việt Nam, được tôn vinh là "Cổng Đông Nam tỉnh Vân Nam". Địa thế của Châu Tự trị Văn Sơn là phía Tây Bắc cao, phía Đông Nam thấp. Trong địa phận Văn Sơn có khá nhiều núi, song cũng có thung lũng tương đối thấp và những ngọn núi thẳng đứng cheo leo so với mặt biển.

Phố Huyện Văn Sơn nằm ở phía Đông Nam về phía Tây một chút, thuộc khí hậu gió mùa á nhiệt đới, mùa đông ấm hơn và mùa hè lại mát hơn so với Côn Minh được người ta ví là thành phố mùa xuân. Địa hình phố huyện giống như quả bầu, sông Bàn Long từ phía Tây Bắc chảy vào địa phận Châu Văn Sơn, chẳng khác gì dải ngọc óng ánh vòng quanh thành phố rồi chảy tiếp theo hướng Đông Nam. Trên địa bàn phố huyện chỉ rộng 5,34 ki-lô-mét vuông, nhưng có tới 36 chiếc cầu lớn nhỏ, trogn đó có cầu đá, cầu thép, cầu treo v.v nối liền các khu phố Đông Nam Tây Bắc, tạo hình của mỗi chiếc cầu một khác, gồm cả phong cách kiến trúc cầu đường của xưa và nay.

Trong rừng sâu núi thẳm của Châu Tự trị dân tộc Choang và dân tộc Mèo Văn Sơn thuộc biên giới Tây Nam Trung Quốc, có loại cỏ thần "mùa xuân xanh rờn, mùa thu sai quả". Những truyện thần kỳ về loại cỏ này đã được người ta tương truyền trong hàng trăm hàng nghìn năm nay; Truyện thì kể lại rằng, nếu người săn bắn không may rơi xuống vách núi bị gẫy xương, sau khi nhai nát loại cỏ hoang dã, nhả ra đắp lên chỗ chảy máu, thì vết thương sẽ lành ngay lập tức như được dính bằng chất keo nào đó, không còn bị ra máu nữa, hơn nữa người săn bị thương có thể chống dựa vào súng săn bắn đi về nhà; nếu thợ phá đá đập phải bàn chân, đau đến nỗi không nhịn được, nhưng chỉ cần băng bó vết thương bằng cỏ thần bị giã nát thì sẽ cầm máu và giảm đau ngay lập tức; trường hợp sản phụ bị băng huyết đe dọa tới tính mạng, chỉ cần có một nắm cỏ thần thì sẽ giành lại sự sống từ tay tử thần. Ông cha của dân tộc Mèo gọi loại cỏ thần này là "Sơn Thất" phiên âm tiếng Hán gần giống như "Tam Thất", công hiệu thần kỳ của loại cỏ này đã được truyền từ đời này sang đời khác, chính do "Sơn Thất" gần như đồng âm với "Tam Thất" theo âm tiếng Hán, cho nên trong quá trình truyền bá đã được người ta ghi chép là "Tam Thất". Vì thế Châu Văn Sơn sản xuất Tam Thất, cũng được tôn vinh là quê hương của Tam Thất nổi tiếng cả nước Trung Quốc. Theo ghi chép của văn hiến hữu quan, Tam Thất đã được sử dụng trong gần 600 năm, lịch sử trồng trọt cũng có gần 500 năm.

Phổ Giả Hắc là tiếng dân tộc Di, có nghĩa là nơi sản xuất nhiều tôm cá. Nơi đây là khu danh lam thắng cảnh tuyệt vời thuộc địa mạo Ca-xtơ, bao gồm những hồ nước, hang đá, những ngọn núi đứng riêng rẽ cũng như sắc thái dân tộc, tài nguyên thiên nhiên và nhân văn v.v. Khu phong cảnh này rộng 165 ki-lô-mét vuông, trong đó có 312 ngọn núi đứng riêng rẽ, 83 hàng đá, 54 hồ nước thiên nhiên, 15 con sông và 120 ki-lô-mét sông ngầm. Nếu du khách đến thăm khu phong cảnh này không du thuyền một chuyến sẽ là điều đáng tiếc suốt cả đời. Chiếc thuyền gia truyền của dân tộc Di được làm bằng một thân cây, rộng không đủ một mét, chỉ có thể chứa 3 người. Khi tiến vào lòng hồ chẳng khác gì mũi tên rời cung, nhanh như gió. Bước sang giữa mùa hè đầu mùa thu, bạn có thể đỗ thuyền trong lòng hồ để thả cần câu cá. Trước cảnh sóng gợn lăn tăn, hương sen ngào ngạt, hẳn linh cảm nên thơ của bạn sẽ cuồn cuộn như sóng thủy triều. Trèo thuyền vào trong lòng hồ, phóng mắt nhìn ra xa, nước hồ bao la, lá sen xanh um,chẳng khác gì nàng sen trên trời dẫn các nàng tiên xuống tới trần gian, thớt tha uyển chuyển trong điệu múa trên mặt hồ hòa theo làn gió nhè nhẹ .