Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Cố cư của các nhà buôn triều nhà Thanh
   2008-03-06 15:02:42    CRIonline

Nghe Online

Trung Quốc có một câu thơ cổ nổi tiếng "Giang sơn đại hữu nhân tài xuất, Các lĩnh phong tao số bách niên", có nghĩa là trong dòng lịch sử lâu dài, không ngừng xuất hiện các danh nhân được ghi vào sử sách. Trải qua sự gột rửa của năm tháng, những nơi ở của một số danh nhân trước kia được bảo tồn đến ngày nay, thường thường trở thành cảnh điểm du ngoạn giàu đặc sắc.

Cố cư của ông Hồ Tuyết Nham nằm ở phía đông khu bảo tồn văn hóa lịch sử ngõ Đại Tỉnh, phố Hà Phường của thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang miền đông Trung Quốc. Năm 1872, nhà buôn Hồ Tuyết Nham đã bỏ ra một khoản tiền lớn xây dựng một khu nhà ở đồ sộ rộng hơn 5800 mét vuông, vật liệu xây dựng khu kiến trúc này rất cầu kỳ, công nghệ xây dựng tinh tế, là một kiến trúc điển hình kiểu nhà ở của các phú thương vùng Giang Tô và Chiết Giang thời nhà Thanh Trung Quốc, đại diện cho trình độ cao nhất của kiến trúc nhà dân ở khu vực Hàng Châu, được đặt nhã danh là "Nhà ở đệ nhất của nhà buôn lớn Trung Quốc vào cuối triều nhà Thanh".

Hồ Tuyết Nham là người Hàng Châu tỉnh Chiết Giang, thời niên thiếu ông làm nhân viên học việc trong một tiền trang ở Hàng Châu, về sau tự mình mở tiền trang, do trung thành với chính quyền triều nhà Thanh, nên ông được chính phủ khen thưởng. Vào thời kỳ thịnh vượng nhất, ngoài kinh doanh tiền trang, lương thực và nhà đất ra, ông còn làm xuất nhập khẩu vũ khí, tơ lụa v v, đồng thời còn sáng lập một hiệu thuốc. Anh Vương Lập một hướng viên trong cố cư Hồ Tuyết Nham giới thiệu rằng:

"Hồ Tuyết Nham là một ông quan buôn, ông trước làm buôn bán, sau mới làm quan đến chức Nhị Phẩm, tương đương với chức thứ trưởng hiện nay. Bấy giờ, tổng thu nhập một năm của chính quyền triều nhà Thanh là 80 triệu lạng bạc, còn thu nhập của ông là bằng một nửa thu nhập của chính quyền triều nhà Thanh".

Cố Cư của ông Hồ Tuyết Nham được xây dựng trong 3 năm trời, khu kiến trúc này có hình chữ nhật, bên trong lấy khuôn viên kiểu khép kín là đơn vị, được chia làm 4 khu theo chức năng sử dụng. Anh Lưu Lũy người địa phương dẫn bạn đến du ngoạn tại đây nói:

"Tôi đến đây đã là lần thứ ba, mỗi lần tôi đều đưa bạn đến, xem kiến trúc truyền thống Trung Quốc, cảm nhận về lịch sử. Tuy phần lớn nhà cửa ở đây đều là mới làm, nhưng vẫn nhìn không ra có một chút dấu tích hiện đại, việc "Sửa cũ như cũ" ở đây làm được khá tốt".

Hồ Tuyết Nham tuy suốt đời hưởng thụ vinh hoa phú quý, nhưng kết cục của ông cũng rất bi thảm, ông sống trong khu nhà ở hào nhoáng này được 10 năm rưỡi thì bị phá sản. Có người nói rằng, đây là vì khi ông xây khu nhà này không hợp phong thủy. Tương truyền, khi xây dựng khu nhà này, ở góc tây bắc sân có một hiệu cắt tóc, chủ hiệu không chịu bán đất cho Hồ Tuyết Nham. Anh hướng viên Vương Lập nói:

"Hồ Tuyết Nham là quan buôn, khi dựng nhà, ông muốn mua mảnh đất ở góc tây bắc với giá cao, với chức quan và tiền của của ông lúc bấy giờ, nếu cưỡng bán cưỡng mua, thì mảnh đất này có thể mua được. Nhưng ông chủ hiệu cắt tóc thà chết chứ không chịu bán, theo ý ông ta nói là vì tay nghề do tổ tiên để lại, hơn nữa nơi này rất đắt khách. Hồ Tuyết Nham thấy vậy nghĩ bụng, ông đã không chịu bán thì chúng ta làm láng giềng với nhau vậy. Cuối cùng người Hàng châu nói rằng: Của cải nhà ông Hồ Tuyết Nham đã nhỏ từng giọt từng giọt ra góc tây bắc."

Cách nói này đương nhiên là truyền thuyết dân gian, việc buôn bán lúc được lúc mất, nguyên nhân là ở bản thân Hồ Tuyết Nham, cũng như quan hệ thời cuộc lúc bấy giờ. Về sau, cố cư của Hồ Tuyết Nham bị chuyền sang tay mấy ông chủ, trải qua năm tháng bể dâu, những năm 50 của thế kỷ 20 lần lượt được dùng làm trường học, nhà máy, và từng một thời có 135 hộ vào cư trú, do nhiều năm không được tu bổ, các kiến trúc bị hư hỏng khá nghiêm trọng. Đầu năm 1999, chính quyền thành phố Hàng Châu đã quyết định trùng tu lại cố cư Hồ Tuyết Nham. Đến tháng 1 năm 2001 chính thức mở cửa đón khách tham quan. Hiện nay mỗi năm đón tiếp hơn 190 nghìn lượt du khách, vào mùa du lịch mỗi ngày tiếp đón du khách khoảng 1200 lượt người, khách phần lớn là những người làm ăn buôn bán, ngoài ra cũng có khá đông Hoa kiều đến thăm.

Chính quyền thành phố tu bổ cố cư Hồ Tuyết Nham theo nguyên tắc "Sửa cũ như cũ", khôi phục nguyên dạng văn vật lịch sử, cứu vãn kiến trúc cổ có giá trị quan trọng, là mẫu mực thành công tu bổ phục chế kiến trúc văn vật Trung Quốc, và cũng là thể hiện tác phẩm kinh điển của văn hóa lịch sử Hàng Châu.