Thành phố Cơ Long nằm ở cực phía Bắc đảo Đài Loan, là một thành phố cảng, tổng diện tích rộng 132,76 ki-lô-mét vuông.
Cơ Long vốn có tên gọi là Kê Lung tức Lồng Gà, có người cho rằng, sở dĩ mang tên như vậy đó là vì núi Cơ Long giống như chiếc Lồng Gà. Năm 1626, thực dân Tây Ban Nha xâm nhập Cơ Long, năm 1642 thực dân Hà Lan đã thay thế thực dân Tây Ban Nha, năm 1667, ông Trịnh Kinh-con trai của anh hùng dân tộc Trịnh Thành Công đã đưa quân xua đuổi bọn thực dân Hà Lan. Sau khi Đài Loan quang phục và do Chính phủ Trung Quốc tiếp quản vào năm 1945, Cơ Long đã trở thành một đô thị trực thuộc tỉnh Đài Loan. Hiện nay, Cơ Long có quyền hành chính cai quản 7 quận thí dụ như Nhân Ái, Tín Nghĩa v.v.
Ba mặt Đông, Tây, Nam của thành phố Cơ Long là núi, nhưng núi đều không cao lắm, phần lớn không quá 250 ki-lô-mét, phía Bắc Cơ Long là vịnh biển. Nơi đây khí hậu ẩm ướt, ấm áp, ngày mưa nhiều, lượng mưa dồi dào, cho nên người ta ví Cơ Long là "thủ đô của mưa" hoặc "bến cảng của mưa", khí hậu hải dương ôn đới rất nổi bật, nhiệt độ bình quân trong năm là 210C, nhiệt độ cao nhất là tháng 8, bình quân 280C, nhiệt độ thấp nhất là tháng 1, bình quân 150C.
Cơ Long bắt đầu hình thành đường phố từ năm 1723, năm 1851 bắt đầu thông thương với nước ngoài, sau khi ký hiệp ước Thiên Tân vào năm 1860, Cơ Long chính thức trở thành thành phố thương mại. Tuyến đường sắt Cơ Long-Đài Bắc khởi công xây dựng năm 1887 và thông xe vào năm 1891. Bến cảng đầu tiên xây dựng vào năm 1889, sau khi xâm chiếm Đài Loan, Nhật ra sức xây dựng bến cảng và khánh thành vào năm 1935, biến Cơ Long trở thành cảng thương mại hiện đại, hiện nay Cơ Long tổng cộng có 39 bến tàu nước sâu, có thể dành cho việc cập bến của tàu bè 30 nghìn tấn. Hiện nay cảng Cơ Long là cảng lớn thứ hai chỉ đứng sau cảng Cao Hùng. Cảng Cơ Long là cơ sở ngư nghiệp quan trọng của tỉnh Đài Loan, sản lượng cá chiếm khoảng 1/5 tổng sản lượng cá của tỉnh Đài Loan.
Công nghiệp quan trọng của Cơ Long chủ yếu bao gồm ngành khai thác than và ngành đóng tàu. Cảng Cơ Long đã đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc xây dựng kinh tế của Đài Loan. Song do Cơ Long ba mặt là núi, đồng bằng ít và chật hẹp, khiến việc phát triển kinh tế bị hạn chế phần nào.
Các cảnh quan du lịch của Cơ Long chủ yếu gồm có Đình ngắm biển, chùa Từ Hàng, thư viện Phật Đô, tượng Quan Âm Bồ Tát toàn thân mầu trắng sữa và khá đồ sộ. Chùa Linh Tuyền xây dựng vào năm 1889, là ngôi chùa phật cổ kính nhất và hoành tráng nhất Cơ Long, trong đó có 33 pho tượng Quan Âm làm bằng đá . Các món ăn phong vị của Miếu Khẩu Cơ Long là chỉ những gian hàng kinh doanh các món ăn phong vị nằm trên đường Nhân Tam và đường Ái Tứ, xếp theo hình chữ "L", chạy dài từ khoảng 400 đến 500 ki-lô-mét, khu vực này đã thu hút được hơn 300 gian hàng đến đây kinh doanh nghề ăn uống, qua sự diễn biến trong mấy chục năm qua, các gian hàng ở đây không những xếp theo thứ tự, mà ngay cả biển hiệu cũng xếp trật tự ngay ngắn, các món ăn phong vị chủng loại đầy đủ, nhưng mỗi chủ hàng lại thu hút khách đến ăn với phong vị độc đáo riêng biệt và để lại ấn tượng tốt đẹp cho khách hàng gần xa, do đó khiến các món ăn phong vị của Miếu Khẩu Cơ Long nổi tiếng trong cả tỉnh Đài Loan. |