Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Văn Miếu--tấm danh thiếp của thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam miền trung TQ
   2008-01-10 18:11:36    cri

Nghe Online

Văn Miếu là một ngôi miếu của người thời xưa dùng để kỷ niệm nhà giáo dục Khổng Tử, cũng là một nơi tụ tập của người theo học văn chương thời cổ Trung Quốc.

Trịnh Châu tỉnh lỵ tỉnh Hà Nam đã có hơn 8000 năm lịch sử văn minh, là một trong những nơi tụ cư sớm nhất của dân tộc Trung Hoa. Còn Văn Miếu nằm trong thành cổ này đã có hơn 1900 năm lịch sử. Năm 2005, chính quyền thành phố đã bỏ ra hơn 30 triệu đồng nhân dân tệ tiến hành tu bổ lại. Văn Miếu Trịnh Châu hiện nay có thể nói là một cụm kiến trúc có khí thế rất hùng vĩ.

Bước vào Văn Miếu, vật đầu tiên hiện ra trước mắt là điện Đại Thành của ngôi chính điện, đây là một kiến trúc cổ duy nhất của Văn Miếu sau khi trải qua nhiều lần hỏa hoạn và trùng tu phục lại trong mấy nghìn năm nay. Bên ngoài ngôi điện có một cây hạnh cổ đã từng chứng kiến những năm tháng bể dâu của Văn Miếu. Bà Tống Tú Lan trưởng phòng quản lý và bảo hộ di chỉ Thương Thành Trịnh Châu, ủy viên hội đồng thường trực hiệp hội bảo vệ Văn Miếu Trung Quốc giới thiệu rằng:

"Văn Miếu Trịnh Châu được xây dựng vào giữa những năm Vĩnh Bình thời Đông Hán, đến nay đã có hơn 1900 năm lịch sử, diện tích ban đầu rộng khoảng 2,5 ha, là một ngôi Văn Miếu có quy mô lớn nhất trong phạm vi cả nước, ngoài Khúc Phụ Sơn Đông ra".

Điện Đại Thành mặt hướng về phía nam, trên hai đầu nóc nhà có trang trí hình đầu rồng cao 2 mét, nơi giữa nóc nhà có một lầu cao hai tầng, phía trên được trang trí bằng các vật điêu khắc như Kỳ lân, Voi v v. Cả toà điện được lợp bằng ngói lưu ly màu lục. Bước vào Đại điện, ngẩng đầu nhìn lên, các cột xà đều có hình vẽ bằng bột màu và khắc gỗ, hai bên Đại điện đều có tạo hình các nhân vật trong truyền thuyết và phong tục tập quán cổ điển Trung Quốc như: Ngọc Đế tọa điện, Như Lai thuyết pháp, Bát tiên quá hải v v. Bà Tống Tú Lan giới thiệu rằng, điện Đại Thành Văn Miếu từng trải qua một lần trùng tu vào năm 2004, ngôi điện này vốn ngập sâu dưới đất 2.2 mét đã được nâng cao lên thành 1,7 mét. Điện nằm ngay chính giữa Văn Miếu, bên trong điện có một số chế phẩm lưu ly rất quý hiếm:

"Điện Đại Thành là tinh hoa của Văn Miếu, là vật kiến trúc của hai thời Minh Thanh. Việc khôi phục xây dựng Văn Miếu lần này cũng chính là sau khi có điện Đại Thành rồi, mới khôi phục xây dựng Văn Miếu Trịnh Châu. Điện Đại Thành có một vật kiến trúc đặc biệt quý hiếm, đó là đường viền bọc mái hiên bằng lưu ly và đường viền bọc hình cá treo. Các chuyên gia kiến trúc cổ đều cho rằng đây là một kỳ tích, đã mấy trăm năm rồi mà vẫn giữ được nguyên vẹn, thực là hiếm thấy, đây là một kết cấu kiến trúc vô cùng quý hiếm của Văn Miếu Trịnh Châu".

Trong Văn Miếu còn có một cụm kiến trúc đồng bộ gồm: Từ đường của quan chức nổi tiếng; Từ đường hương hiền v v. Trong ngôi nhà phía đông trên sân sau còn trưng bày mộc bức danh tác "Khổng Tử thánh tích đồ". Đây là một tác phẩm nghệ thuật khắc gạch thể hiện về cuộc đời của Khổng Tử, tường cao 1,2 mét, dài hơn 30 mét, các nhân vật và đình đài lầu các đều rất tinh tế và vô cùng sống động, đã thể hiện được đầy đủ đặc điểm và nghệ thuật cao siêu của tượng điêu khắc truyền thống Trung Quốc, trở thành điểm nóng mới tham quan của du khách.

Hiện nay, hai dãy nhà ở hai bên đông tây trong khuôn viên yên tĩnh này đã được cải tạo thành lớp học, Văn Miếu sau khi được tu bổ lại đã có thêm chức năng giáo dục, tuyên truyền quốc học và phổ cập văn hóa truyền thống ưu tú của Trung Quốc. Các lớp học ở đây đã tái hiện được cảnh tượng giáo dục tư thục thời cổ Trung Quốc, các học trò đều ngồi chiếu trải trên mặt đất, trước mặt có một bàn gỗ dài, nội dung học tập phần lớn là kinh điển nhà nho truyền thống của Trung Quốc.

Văn Miếu sau trăm năm im ắng, nay đã vang lên tiếng đọc sách, việc truyền thụ và kế thừa giáo dục kinh điển cổ đại này, đối với một ngôi miếu cổ nghìn năm như Văn miếu mà nói, lại càng có ý nghĩa sâu xa. Bà Mạnh Lợi giáo viên dạy quốc học ở đây giới thiệu rằng:

"Giáo dục quốc học trong Văn Miếu lần đầu tiên chiêu sinh vào tháng 7 năm 2006, nội dung chủ yếu là đọc một số sách kinh điển như: "Đại Học", "Đệ Tử Qui" "Trung Dung" v v. Tôi cho rằng để học sinh tiếp xúc với giáo hóa kinh điển, cũng là một phương pháp tu thân dưỡng tính rất tốt ".