Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Thị trấn cổ Vinh Hạng
   2007-12-27 15:43:57    CRIonline

Tại vùng tam giác châu thổ sông Trường Giang có một ngôi thành cổ lâu đời, đó là thành Vô Tích. Trong thời đại xây dựng ngày một đổi mới hiện nay, Vô Tích vẫn còn bảo lưu được một số thị trấn cổ, trong đó có thị trấn cổ Vinh Hạng đã có gần 600 năm lịch sử. 

Thị trấn cổ Vinh Hạng nằm trong khu Tân Hồ vùng ngoại ô của thành phố Vô Tích, đây là chiếc nôi của các nhà công thương dân tộc cận đại của TQ. Nó gồm ba thôn Thượng Vinh, Trung Vinh và Hạ vinh. Ông Trần Văn Nguyên cựu chủ nhiện trung tâm nghiên cứu dòng họ Vinh của trường đại học Giang Nam giới thiệu rằng: 

"Nhà họ Vinh ban đầu từ Hồ Bắc di cư đến Kim Lăng Nam Kinh, sau đến triều nhà Minh thế kỷ 15 lại từ Kim Lăng dời đến Vô Tích. Vinh Thanh khi đến đây đã ngoài 80 tuổi. Cụ đem theo ba người con trai, sau đó nơi ở của ba người con này dần dần hình thành ba làng Thượng Vinh, Trung Vinh và Hạ Vinh. Đến giữa thế kỷ 19, cả vùng Vinh Hạng đã rất phát triển, cho mãi đến đầu năm dân quốc, mới chính thức xây dựng nên thị trấn Vinh Hạng".

Thị trấn Vinh Hạng hiện còn bảo lưu được diện mạo cận đại của một đường phố cổ dài khoảng 380 mét, với 157 vật kiến trúc cận đại in đậm dấu ấn thời đại và đặc sắc địa phương. Những kiến trúc này tuy kiểu dáng khác nhau, nhưng lại có một đặc điểm chung là tuyệt đại đa số đều là nhà họ Vinh. Các chuyên gia cho rằng, hiện tượng dòng họ tụ cư này là rất hiếm thấy ở Giang Nam, cũng như các nơi TQ.

Từ đại lộ Lương Khê ngoặt sang phố Vinh Hạng cũ, đứng từ xa nhìn sang, các đường ngõ xưa kia đã bị nhiều nhà lầu của cư dân bao bọc. Nhưng khi vừa đặt chân vào cửa ngõ, thực khiến ta phảng phất như đến với những năm tháng của thế kỷ trước. Mặt đường nhỏ hẹp, cổng lầu cũ kỹ và tường ván nham nhở. Hàng trăm năm nay, các kiến trúc trên đường phố Vinh Hạng cũ chẳng mấy thay đổi, nhà cửa hai bên đường phố vẫn như xưa, nhưng không còn nhộn nhịp như trước nữa.

Các kiến trúc cũ của Vinh Hạng đại thể chia làm ba loại. Một loại là kết cấu gạch gỗ kiểu truyền thống TQ, loại kiến trúc trong ngoài đều có cổng lầu gạch khắc, rất nhã nhặn và tinh tế. Loại thứ hai là lối kiến trúc kết hợp giữa kiểu TQ và phương tây, bên ngoài tường là kiểu phương tây, còn bên trong thì vẫn bảo lưu kiểu cổng lầu gạch khắc. Còn loại thứ ba thì hoàn toàn là kiểu kiến trúc phương tây, kết cấu bằng bê tông cốt sắt. Ba loại kiến trúc này đều thể hiện được hứng thú thẩm mỹ của thời kỳ đầu năm dân quốc, cũng như của các nhà công thương dân tộc Trung Hoa.

Ra khỏi phố Vinh Hạng cổ đi về hướng tây, xuyên qua một ngõ nhỏ chật hẹp thì tới Tây Bang, đây là bến tàu thuyền khi người Vinh Hạng xưa kia đi vào thành hoặc đi các nơi. Ông Trần Văn Nguyên nói:

"Thời xưa hai anh em nhà thực nghiệp dân tộc Vinh Tông Kính và Vinh Đức Sinh cũng đã đáp tàu tại đây đi Thương Hải học nghề."

Trong trường tiểu học ở trung tâm thị trấn Vinh Hạng có một cái sân có mái che rộng khoảng 400 mét vuông. Đây là một kiến trúc hai tầng bằng bê tông cốt sắt, tầng dưới là lễ đường, còn tầng trên là sân vận động, dù trời nắng hay mưa cũng có thể tổ chức các hoạt động, nên mới gọi là Sân Nắng Mưa. Cụ Vinh Diệu Tường giới thiệu rằng, đây là kiểu kiến trúc Nhật Bản, đồ án kiến trúc này là của chuyên gia thủy lợi và là nhà giáo dục nổi tiếng TQ Hồ Vũ Nhân, đây là sân có mái che lâu đời trong nước cho mãi tới nay vẫn còn đang sử dụng.

"Tòa nhà này là kiểu kiến trúc Nhật Bản, ông Hồ Vũ Nhân từng lưu học tại Nhật, nên ông đã đem đồ án từ đó về. Qua điều tra, tại TQ chỉ có hai tòa nhà kiểu này, một là trường đại học sư phạm Bắc Kinh, hiện đã bị dỡ bỏ. Còn tòa nhà này của chúng tôi trên cơ bản vẫn giữ được khá hoàn hảo và đang sử dụng, đây là sân có mái che duy nhất tại TQ".

Tại Vinh Hạng còn có một nơi rất có giá trị tham quan, đó là di chỉ cũ của thư viện Đại Công do nhà thực nghiệp yêu nước Vinh Đức Sinh sáng lập. Thư viện Đại Công được xây dựng vào năm 1915, xây xong vào năm 1916 và đưa vào sử dụng, là một tòa kiến hình vuông hai tầng, hơi na ná kiểu kiến trúc TQ kết hợp với lối kiến trúc phương tây. Theo sử sách ghi chép, ông Vinh Đức sinh và anh trai đã bỏ ra khá nhiều tiền của vào sự nghiệp giáo dục. Thư viện Đại Công là một thư viện tư nhân có quy mô lớn nhất, ảnh hưởng sâu sắc nhất và quản lý hoàn thiện nhất tại khu vực Vô Tích. Khi biên tập xuất bản "Tàng thư mục lục" vào năm 1921, trong thư viện đã có hơn 117100 cuốn sách. Khi ông Vinh Đức sinh qua đời vào năm 1952, tuân theo di chúc của ông, người nhà ông đã quyên tặng toàn bộ số sách trong thư viện Đại Công cho thư viện thành phố Vô Tích, đã tăng thêm lượng cất giữ với mức lớn cho thư viện này.