Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Đến công viên quốc gia Potatso thể nghiệm vẻ đẹp của thiên nhiên nguyên thủy
   2007-10-18 16:11:27    cri

Nghe Online

TQ có khá nhiều phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, công viên quốc gia Potatso ở tỉnh Vân Nam miền tây nam TQ, là một nơi nổi tiếng về phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp.

Potatso là công viên quốc gia đầu tiên trên đất liền TQ, nó nằm trong địa phận huyện Sangrila của tỉnh Vân Nam, là một phần của di sản thiên nhiên thế giới "Ba dòng sông cùng chảy", và được gọi là Sangrila trong Sangrila (Tức nơi thơ mộng trong thế giới thơ mộng). Công viên này rộng 2000 ki-lô-mét vuông, có hồ cao nguyên trong vắt, rừng sâu bạt ngàn, đồng cỏ bao la và vô vàn loài động thực vật.

Hồ Shudu và biển Bita là hai khu cảnh trung tâm trong công viên đã mở cửa đón khách. Du khách đáp xe từ huyện lỵ đi khoảng một tiếng đồng hồ đến trước cửa công viên, rồi chuyển sang đáp xe bảo vệ môi trường đi vào công viên, chắc chắn sẽ trạm đầu tiên là hồ Shudu. Khi mọi người đứng bên bờ hồ, thì không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của trời xanh mây trắng, núi rừng với nhiều gam màu khác nhau, cũng như mặt hồ ngả bóng cảnh trời mây, rừng núi. Du khách đến đây như bước vào thế giới trong tranh. Cá nứt bụng được gọi là hóa thạch sống trong hồ Shudu, loài cá này toàn thân màu vàng óng, giữa lớp vảy ở dưới bụng có một vết nứt, bên bờ hồ có một bãi cỏ rộng lớn. Chị Dawazhuoma hướng dẫn viên người Tạng địa phương nói, đây là một bãi chăn nuôi nổi tiếng của khu vực dân tộc Tạng.

"Shudu là một câu Tạng ngữ, nó có nghĩa là nơi tảng bơ cứng như hòn đá, đây cũng là nơi chăn nuôi mùa hè của người Tạng, từ cuối tháng 5 đến tháng 10 là chúng tôi đều đến đây chăn thả bò Y ắc".

Men theo đường hàng lang bằng gỗ bên bờ hồ đi về phía trước, dưới chân là suối nước chảy róc rách, dòng nước cao nguyên đã nuôi dưỡng những thảm cỏ ở đây. Theo người dân chăn nuôi giới thiệu, cỏ ở đây có khá nhiều chất dinh dưỡng, nên sản lượng sữa bò nhiều và có nồng độ cao. Dạo một vòng xung quanh hồ, du khách có thể đáp xe khách đến nghỉ ngơi tại nhà hàng trong công viên. Ngôi nhà hàng bằng gỗ này nằm sát núi, phía trước là dòng suối do nước tuyết tan từ cao nguyên chảy về, khách vừa ngắm cảnh, vừa thưởng thức các món ăn địa phương, cũng là điều vô cùng thú vị. Ông Trường Lã Cương đầu bếp của nhà hàng giới thiệu rằng:

"Thức ăn ở đây chủ yếu là thịt bò Y ắc, Do khu người Tạng ở đây chủ yếu là ăn thịt bò Y ắc. Ngoài ra còn có khá nhiều loại nấm dại, cùng các thứ rau rừng, đều là những món ăn thượng hạng. "

Khi ăn uống xong, du khách lên xe sang biển Bita, bên ngoài cửa kính là một màu xanh thắm, lác đác lại xuất hiện mấy chú bò Y ắc đi lại dưới hàng cây cổ thụ cao to, người địa phương đã treo một loại thực vật trên cành cây và gọi là "Thụ Hồ Tử". Do chất lượng không khí của môi trường sống ở đây đòi hỏi rất cao, nên người địa phương nói khi nhìn thấy "Thụ Hồ Tử" thì có nghĩa là không khí ở đó rất tốt.

Đến biển Bita, du khách có thể đáp thuyền ngoạn cảnh sắc quanh hồ. Khi nước hồ trong thì sẽ nhìn thấy đàn cá bơi dưới đáy hồ sâu đến mấy chục mét, xung quanh hồ là bụi hoa Đỗ Quyên mọc um tùm. Cứ đến trước và sau tết Đoan Ngọ hàng năm là hoa Đỗ Quyên nở rộ xung quanh hồ, cá dưới hồ tranh nhau đớp những cánh hoa rụng trên mặt nước, vì hoa có chứa vi lượng độc tố, nên khoảng một hai tiếng đồng hồ sau là những con cá này bị say nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Đây chính là một cảnh quan rất kỳ lạ "Đỗ Quyên túy ngư" của biển Bita.

Trong lòng hồ có một hòn đảo nhỏ, tương truyền đây là nơi vị anh hùng dân tộc Tạng Cơ Sa Ơ trấn áp ma lực, trên đảo có một ngôi phật đường. Hòn đảo thần kỳ và tươi đẹp này là một khu bảo tồn đặc biệt trong công viên quốc gia, mỗi thân cây, mỗi ngọn cỏ, thậm trí ngay đến gốc cây đã mục nát cũng đều phải giữ nguyên trạng thái của nó. Đây không chỉ vì chùa chiền trên đảo thờ phụng phật giáo truyền thống Tạng, mà còn là khu vực mẫu mực để các nhà khoa học nghiên cứu về động thực vật Á hàn đới.

Truyền thuyết dân gian thần kỳ và môi trường sinh thái được giữ lại rất hoàn hảo, đã khiến mỗi du khách đến đây đều thể nghiệm được vẻ đẹp thiên nhiên trong vùng núi sâu của dân tộc Tạng. Anh Trần Linh Phong một du khách đến từ tỉnh Chiết Giang nói:

"Đẹp lắm, hồ nước, núi non đều rất yên tĩnh, phong cảnh rất thơ mộng".

Du khách đến đây không chỉ có dịp tiếp xúc với thiên nhiên, mà còn có thể tìm hiểu về phong tục tập quán của dân tộc Tạng. Trong công viên có hai ngôi làng người Tạng, khi tới một ngôi làng nhỏ có tên là Xia Cây, anh thanh niên địa phương Cha Si Sai Dang đã giới thiệu với chúng tôi về các kiến trúc của người Tạng:

"Cả tòa nhà này lớn nhất là cột trụ giữa, cột nhà ai càng to thì càng tỏ rõ nhà đó lắm tiền. Mỗi khi lễ tết hoặc cưới xin là dân tộc Tạng đều múa Cơ Chang xoay quanh cây cột này".

Bước lên ngôi lầu gỗ người Tạng, trên bếp lửa đang đun chè sữa, mùi thơm thoang thoảng khiến du khách càng cảm thấy say sưa và ấm cúng.