Nhà trưng bày Khổng Long Trung Hoa gồm ba chức năng: Trưng bày, vui chơi và giải trí nghiên cứu khoa học, tổng cộng đưa ra trưng bày 36 bộ khung xương hóa thạch Khổng Long thuộc các niên đại địa chất. Các phòng trưng bày gắn liền với nhau bằng những đường vạch Lô-gíc, qua các biện pháp như tạo hình bằng khoa học công nghệ cao gồm âm thanh, ánh sáng, đèn điện, phim ảnh, truyền hình, tranh hoạt hình, trò chơi In-tơ-nét v.v, khiến Nhà trưng bày Khổng Long Trung Hoa phá bỏ khái niệm của "viện bảo tàng truyền thống", các nhà thiết kế lấy lịch sử diễn biến của sinh vật làm bối cảnh, chú trọng nêu bật chặng đường phát triển từ sinh sôi nẩy nở, diễn biến cho đến hủy diệt, đưa ra một chủ đề sinh thái là loài người cần phải bảo vệ sinh thái và bảo vệ môi trường, qua thủ pháp mô phỏng thác nước, nham thạch, hải dương, rừng cây rất đặc biệt, nhà trưng bày này đã tái hiện môi trường sinh sống vốn có của niên đại địa chất cổ, nhờ đó đã tạo nên bầu không khí nghệ thuật độc đáo cho các phòng trưng bày.
Ngoài Nhà trưng bày Khổng Long Trung Hoa ra, Thành phố cổ bị chìm ngập của thời Xuân Thu là nét đặc sắc của ngành du lịch Thường Châu. Thành phố bị ngập này nằm về phía Nam thành phố Thường Châu, là thành trì cổ kính nhất, hoàn chỉnh nhất trên mặt đất từ Đời Tây Chu đến Xuân Thu được Trung Quốc bảo tồn hiện nay, tòa thành này rộng khoảng 0,6 ki-lô-mét vuông, đến nay đã có gần 3000 lịch sử, hiện nay là đơn vị bảo tồn văn vật quan trọng của Trung Quốc. Vậy cội nguồn của thành phố bị ngập này là gì, người chủ là ai, giới sử học và giới khảo cổ có sự nhìn nhận khác nhau, mãi cho đến nay vẫn chưa đưa ra kết luận. Người dân Thường Châu thì có câu nói rằng: "Đời Minh Thanh xem Bắc Kinh, Đời Tùy Đường xem Tây An, Đời Xuân Thu xem thành phố bị ngập chìm". 1 2 |