Vô Tích nằm ở phía Nam tỉnh Giang Tô, là thành phố lớn thứ hai chỉ sau Nam Kinh của khu vực Giang Tô. Nằm trên vùng đồng bằng, đất đai phì nhiêu, sản vật dồi dào, kênh rạch, sông ngòi chằng chịt, là "Vùng quê gạo trắng nước trong" nổi tiếng của Trung Quốc.
Vô Tích có lịch sử lâu đời, là một thành cổ với bề dày hơn ba ngàn năm lịch sử. Cuối thế kỷ 11 trước công nguyên, Tần Bá, người con trưởng của Chu Thái Vương từ Thiểm Tây đến vùng Giang Nam, định cư tại Mai Lí tức thị trấn Mai Thôn ngày nay, gọi là Câu Ngô, đây chính là sự khai sinh của thành Vô Tích.
Vô Tích có cơ sở vững chắc trong phát triển kinh tế. Ngay từ đời Nhà Minh, các nghề thủ công như dệt vải, gốm sứ, nung gạch...rất phát triển. Giữa thế kỷ 19, Vô Tính cùng với Cửu Giang, Trường Sa và Vô Hồ được mệnh danh là "Bốn chợ gạo lớn của Trung Quốc". Bước vào thế kỷ 21 đến nay, Vô Tích dựa vào điều kiện tự nhiên ưu việt đã trở thành cơ sở sản xuất nguyên liệu của ngành công nghiệp dân tộc và thành phố công thương mại phát triển của Trung Quốc, được mệnh danh là "Thượng Hải nhỏ".
Tài nguyên du lịch của Vô Tích có một không hai. Thái Hồ nằm vắt trên địa bàn hai tỉnh Giang Tô và Triết Giang là hồ nước ngọt lớn thứ 3 của Trung Quốc, Qui Đầu Chữ-phong cảnh đẹp nhất của Thái Hồ chính là nằm trên địa bàn Vô Tích. Qui Đầu Chữ là một bán đảo nhỏ của Thái Hồ ở phía Tây Nam Vô Tích, nơi đây còn bảo tồn nhiều di chỉ lịch sử Ngô-Việt thời cổ cũng như các truyền thuyết về những nhân vật lịch sử của Ngô-Việt. Công viên Qui Đầu Chữ được xây dựng từ năm 1918, từng là khuôn viên tư nhân của Tưởng Giới Thạch, được mệnh danh là "Thắng cảnh thứ nhất của Vô Tích".
Trường quay Vô Tích của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc là trường quay phim nhựa và truyền hình qui mô và là khu du lịch đầu tiên ở Trung Quốc. Trường quay được xây dựng năm 1987 này là Công viên chủ đề kết hợp giữa văn hóa phim ảnh với du lịch đầu tiên của Trung Quốc, cũng là thắng cảnh du lịch cấp 4A đợt đầu của Nhà nước, hàng năm thu hút tới trăm đoàn làm phim đến đây xây dựng phim nhựa và truyền hình tổng cộng lên đến hàng nghìn tập, ngoài ra mỗi năm còn thu hút trên 3 triệu lượt du khách đến tham quan. Trường quay này chiếm diện tích 100 ha đất và 200 ha nước Thái Hồ, gồm ba bộ phận là Thành Đường, Thành Tam Quốc và Thành Thủy Hử được hoàn thành vào các năm 1991, 1994 và 1996. Từ khi trường quay được xây dựng đến nay đã dàn dựng hàng nghìn bộ phim nhựa và truyền hình như "Tam Quốc Diễn Nghĩa", "Thủy Hử", "Tiếu Ngạo Giang Hồ", "Anh Hùng Xạ Điêu" v.v. |