Tô Châu là thành phố văn hoá lịch sử quan trọng, phong cảnh du lịch nổi tiếng của Trung Quốc, cũng là thành phố du lịch tiêu biểu được công nhận đợt đầu của Trung Quốc. Tô Châu nằm ở miền Trung vùng châu thổ sông Trường Giang, đông nam tỉnh Giang Tô, phía Đông giáp với Thượng Hải, phía Nam giáp với tỉnh Triết Giang, phía Tây là Thá Hồ, phía Bắc là sông Trường Giang. Khí hậu ở Tô Châu ôn hoà, đất đai phì nhiêu, khoáng sản dồi dào, từ thời cổ xưa đã được mệnh danh là "Thiên đường trần gian".
Tổ Châu là một thành phố cổ xưa, được xây dựng vào năm 514 trước công nguyên, đến nay đã có hơn 2500 năm lịch sử và hiện nay vẫn nằm trên vị trí cổ xưa của thời Xuân Thu chiến quốc, cơ bản bảo tồn bố cục "Đường thủy và đường bộ đồng hành, Sông rạch và Phố phường liền kề" và đậm đà bản sắc cổ xưa "Cây cầu, dòng suối, nhà dân".
Tô Châu còn được mệnh danh là Vơ-ni-dơ của Phương Đông. Diện tích mặt nước chiếm tới 42 o/o tổng diện tích thành phố, hồ, ao, sông ngòi chằng chịt đan xen, bốn phần năm diện tích Thái Hồ-một trong bốn hồ nước ngọt lớn nhất ở Trung Quốc nằm trên địa bàn Tô Châu. Kênh đào Kinh-Hàng nổi tiếng thế giới xuyên qua thành phố theo hướng Nam-Bắc. Tổng chiều dài sông, rạch trong thành cổ Tô Châu lên tới 35 ki-lô-mét, có hơn 170 cây cầu, là thành phố có sông, rạch và cầu nhiều nhất ở Trung Quốc, được mệnh danh là "Vơ-ni-dơ Phương Đông".
Tô Châu là một thành phố Công viên rừng. Những Công viên rừng cổ điển trong nội thành là kho báu vô giá của nền văn hóa-nghệ thuật thế giới, thể hiện sự tinh hoa của nghệ thuật tạo dựng vườn rừng của Phương Đông. Hiện vẫn bảo tồn hơn 60 Công viên rừng cổ điển một cách hoàn chỉnh, có hai trong số bốn vườn rừng lớn nổi tiếng của Trung Quốc, có 9 Công viên rừng cổ điển được công nhận là di sản thế giới.
Tô Châu là cội nguồn của nền văn hóa Ngô. Trong lịch sử xuất hiện rất nhiều các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng, hội họa, thư pháp, điêu khắc, thơ ca rất phát triển. Ví dụ: Côn Khúc-một thể loại nghệ thuật của Tô Châu là tiêu biểu của di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại. Những đồ thủ công mỹ nghệ như thêu thùa, điêu khắc cẩm thạch, nặn tò he, khắc gỗ...nổi tiếng trong và ngoài nước. Những kiến trúc cổ như chùa chiền, miếu mạo, tháp, những cây cầu cổ...có giá trị nghiên cứu lịch sử rất cao.
Tô Châu là điển hình của các thành cổ miền quê gạo trắng nước trong Giang Nam Trung Quốc, tiêu biểu nhất là Chu Trang ở Công Sơn. Các nhà kiến trúc sư ca ngợi Chu Trang "Không những là kho báu của tỉnh Giang Tô, mà còn là kho báu của đất nước". Chu Trang là thế giới của sông nước, bốn xung quanh thị trấn cổ được bao bọc với những sông, rạch, thị trấn cổ chẳng khác nào như một bông sen trên mặt hồ. Môi trường ở Chu Trang rất yên tĩnh với những công trình kiến trúc cổ xưa mộc mạc đậm đà bản sắc, tuy đã trải qua hơn 900 năm lịch sử những vẫn bảo tồn trọn vẹn những ngôi nhà, khuôn viên cổ xưa được xây dựng từ đời Nhà Thanh và Nhà Minh, bảo tồn được phong cách mộc mạc cổ xưa, sắc thái miền sông nước, phong tục tập quán dân gian và quang cảnh đồng quê xinh đẹp, có giá trị bảo tồn, giá trị nghiên cứu nhân văn xã hội và giá trị nghệ thuật kiến trúc rất cao.
Tô Châu dốc sức cho việc bảo tồn, khai thác lợi dụng thành phố cổ, khai quật và chỉnh lý sự phân bố của các làng mạc cổ. Xây dựng lên 12 Nhà bảo tàng về nghệ thuật sân khấu, thủ công mỹ nghệ, vườn rừng, thêu thuà, bia, tơ lụa...Bên cạnh đó còn tiến hành chấn chỉnh cải tạo toàn diện đối với các sông, rạch, mở ra tuyến đường du lịch sông nước đậm đà bản sắc, hình thành một số khu phố đặc sắc kết hợp giữa du lịch với văn hóa và thương mại. |