Thành phố Cảnh Đức Trấn được tôn vinh là thủ đô của đồ sứ, là một trong đợt đầu những thành phố văn hóa lịch sử nổi tiếng Trung Quốc, nằm về phía Đông Bắc tỉnh Giang Tây. Thành phố Cảnh Đức Trấn nằm trong vòng tay của các ngọn núi, sông ngòi chằng chịt, là vùng đất tươi đẹp và giàu có.
Cảnh Đức Trấn có lịch sử lâu đời, khói lửa của lò nung sứ bốc cháy ngàn năm mà chưa hề dập tắt. Cảnh Đức Trấn nổi tiếng về sản xuất đồ gốm sứ kể từ đời Nhà Hán và đời Đường đến nay, bước sang đời Minh, Cảnh Đức Trấn cùng với Chu Tiên Trấn của tỉnh Hà Nam, Hán Khẩu Trấn của tỉnh Hồ Bắc và Phật Sơn Trấn của tỉnh Quảng Đông được tôn vinh là bốn thị trấn nổi tiếng Trung Quốc.
Thời Cảnh Đức đời Tống, Tống Chân Tông ra lệnh nơi đây nung đúc "đồ đựng dành cho vua", dưới đáy đồ sứ đều có đánh dấu bốn chữ "Cảnh Đức Niên Chế" (chế tạo vào năm Cảnh Đức), vì thế nơi đây được đổi là Cảnh Đức Trấn. Bước sang đời Minh Thanh, nơi đây đã xây dựng Quan Dao (lò nung sản xuất đồ sứ cho vua chúa) quy mô. Hiện nay trong khu nội thành còn có di tích lò nung sứ cỡ lớn của thời xưa như Hồ Điền, Nam Thị Cai, Hoàng Nê Đầu v.v.
Đồ sứ của Cảnh Đức Trấn với những phong cách độc đáo có một không hai trên thế giới là"trắng như ngọc, sáng như gương, mỏng như giấy, thanh như khánh", hơn nữa tạo hình rất đẹp, chủng loại nhiều vô kể, hình thức tô vẽ mầu hết sức phong phú.
Nhà trưng bày gốm sứ Cảnh Đức Trấn nằm trong khu nội thành. Sáu chữ "Nhà Gốm Sứ Cảnh Đức Trấn" khảm trên cổng là do ông Quách Mạt Nhược đích thân đề viết. Nhà trưng bày gốm sứ này xây dựng vào những năm đầu mới thành lập Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, về sau lại không ngừng được mở rộng, nội dung trưng bày chia làm "Phần lịch sử", "Phần Nước Trung Hoa mới" và Gian trưng bày chuyên đề. "Phần lịch sử" gồm hơn 1000 đồ sứ cổ được trưng bày theo từng thời đại, "Phần Nước Trung Hoa mới" gồm hơn 1500 đồ gốm sứ quý hiếm được sưu tầm kể từ ngày thành lập Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Bên cạnh đó cũng có những tác phẩm do các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ, Sở nghiên cứu gốm sứ hiện đại và các nhà nổi tiếng gốm sứ sưu tầm. Nhà trưng bày đồ gốm sứ Cảnh Đức Trấn là nơi tất sẽ đi thăm của du khách đến thăm Cảnh Đức Trấn.
Cảnh Đức Trấn không những nổi tiếng Trung Quốc và ngoài nước về sản suất đồ gốm sứ, mà còn vì nơi đây cảnh quan tươi đẹp, là thắng cảnh du lịch tuyệt vời.
Cảnh quan du lịch nha môn thời xưa của huyện Phù Lương nằm ở ngoại ô cách thành phố Cảnh Đức Trấn 8 ki-lô-mét. Trong lịch sử, thủ đô sứ Cảnh Đức Trấn luôn luôn nằm trong diện cai quản của huyện Phù Lương. Nhưng kể từ đời Đường đến nay, phố huyện cổ Phù Lương tức khu phong cảnh nha môn cổ huyện Phù Lương đã trở thành trụ sở của huyện Phù Lương, là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của huyện Phù Lương. Huyện này được xếp bậc Ngũ Phẩm, cao hơn hai bậc so với các huyện khác, bởi vì các huyện khác thường xếp vào bậc Thất Phẩm. Sở dĩ huyện Phù Lương có vị thế chính trị khá cao, đó là vì huyện này có địa vị kinh tế quan trọng nhờ có nền văn hóa gốm sứ và văn hóa trà rực rỡ của địa phương. Đồ sứ, sản phẩm chè và tơ lụa là ba lĩnh vực thương mại quốc tế lớn của thời cổ Trung Quốc.
Thôn Dao Lý Sơn nằm ở nơi cách thành phố Cảnh Đức Trấn 61 ki-lô-mét về phía Đông Bắc. Nơi đây núi non bao bọc, rừng nguyên sinh sâu thẳm rậm rạp, dòng suối róc rách chảy dưới chiếc cầu nhỏ, chim hót líu lo trên cành, thác nước đổ ào ào, nơi đây có rất nhiều nhà ở nổi tiếng, cửa hàng, phố phường và mặt đường được xây dựng từ đời Thanh, nay vẫn được bảo tồn rất tốt, khiến thôn này đậm đà phong cách cổ kính, làm cho mọi người cảm thấy say sưa.Trong lịch sử thôn Dao Lý Sơn là một trong những nơi cung cấp nguyên liệu để sản xuất đồ sứ cho Cảnh Đức Trấn, cũng là khu vực tập trung và phân phối lưu thông gạo, củi đốt, chè và dầu chè trên vùng biên giới giữa ba tỉnh An Huy, Chiết Giang và Giang Tây, đồng thời cũng là con đường từ Cảnh Đức Trấn đi tới hai tỉnh Chiết Giang và An Huy thời xưa. |