Tỉnh An Huy Trung Quốc nằm ở vùng Hoa Đông, vượt qua lưu vực sông Trường Giang và sông Hoài, là khu đệm giao tiếp giữa miền Nam và miền Bắc Trung Quốc. Thành phố Hợp Phì, tỉnh lỵ tỉnh An Huy nằm ở giữa, là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của toàn tỉnh. Hợp Phì có lịch sử lâu đời, kể từ khi Đời Tần thành lập huyện đến nay đã có hơn 2200 năm. Do phía Bắc tiếp giáp với vùng trung nguyên, phía Nam giáp ranh với miền Giang Nam tức miền Nam sông Trường Giang, cho nên nơi đây xưa nay đều là thị trấn quan trọng và là vùng đất tranh giành của các nhà quân sự, đặc biệt trong thời Tam Quốc, đời nước Ngụy và nước Ngô đã từng giao chiến tại Hợp Phì trong suốt 32 năm, để lại rất nhiều cổ tích Tam Quốc cho Hợp Phì.
Chùa Minh Giáo có tên gọi là "Đài Tào Tháo Điểm Tướng", nằm trong khu phố Hợp Phì, cách Phì Thủy ( sông Phì) và Tân Thủy (sông Tân )không xa. Theo ghi chép của sử sách, thời Tam Quốc, chủ nước Ngụy là Tào Tháo từng 4 lần đến Hợp Phì, đích thân chỉ huy trên tuyến đầu và xây đắp cao đài này để tập huấn binh sĩ và tướng quân nhằm ngăn chặn lính thủy của nước Đông Ngô, cho đến nay Đài Điểm Tướng đã có hơn 1700 năm lịch sử. Đài Điểm Tướng cao 4,3 mét, rộng 380 mét vuông được xây theo hình vuông. Trên Đài có hai di tích cổ, đó là Ốc Thượng Tỉnh tức Giếng trên nóc nhà và Thính Tùng Các có nghĩa là đình các để nghe tiếng xào xạc của cây thông. Sở dĩ gọi là Ốc Thượng Đỉnh là vì giếng này nằm trên nơi cao hơn nóc nhà dân, là giếng cung cấp nguồn nước sinh hoạt cho các tướng lĩnh và binh sĩ của Tào Tháo. Thính Tùng Các là nơi "quan sát tình hình của địch, bày mưu lập kế và nghỉ ngơi hóng mát của " Tào Tháo.
Bến Đò cổ Tiêu Dao là một cổ tích khác của Tam Quốc nằm về phía Đông Bắc khu phố cổ Hợp Phì, ngày xưa là một bến đò trên sông Phì. Năm 215 công nguyên, Tôn Quyền đưa 100 nghìn lính tấn công Hợp Phì trong khi đó tướng Trương Liêu canh giữ Hợp Phì chỉ có 7000 người. Trong tình hình lực lượng địch ta chênh lệch rất lớn, tướng Trương Liêu đa mưu thiện chiến đã áp dụng chiến lược lấy công làm thủ, nhân lúc quân đội của Ngô Quyền chưa đứng vững chân, thì tướng Trương Liêu đã đích thân dẫn 800 lính mở tấn công bất thình lình vào doanh trại của quân Ngô ngay trong đêm họ vừa đặt chân lên đất Hợp Phì, khiến quân Ngô tan tác tơi bời, hoang mang tháo chạy. Trong lúc này quân của tướng Trương Liêu liền quay lại bảo vệ Hợp Phì, mặc dù quân Tôn Quyền mở nhiều cuộc tấn công nhưng không thấm vào đâu, rút cuộc đành phải rút quân. Trên đường rút lui, quân Ngô Quyền lại bị quân Trương Liêu phục kích, khiến Tôn Quyền trở tay không kịp mà phải hoang mang bỏ chạy. Từ đó bến đò Tiêu Dao đã nổi tiếng bởi chiến dịch này. Hiện nay, nơi đây đã trở thành công viên. Trong công viên không những có ngôi mộ chôn quần áo và di vật của tướng Trương Liêu được bảo tồn hoàn chỉnh, mà còn dựng pho tượng tướng Trương Liêu cầm dao phi ngựa.
Tam Hà Trấn là một thị trấn của huyện Phì Tây thành phố Hợp Phì, sở dĩ được gọi là Tam Hà Trấn là vì nơi đây có ba dòng sông Phong Lạc, Hàng Phụ và Tiểu Nam chảy qua thị trấn này, đến nay đã có hơn 2500 năm. Ngay từ thời Xuân Thu Chiến Quốc, thị trấn này đã có quy mô bước đầu. Tam Hà Trấn là một thị trấn cổ rất điển hình với đặc điểm sông ngòi chằng chịt, cảnh sắc của thị trấn này không kém gì so với Chu Trang ở phía Nam Tô Châu. Bên cạnh đó, nơi đây còn hội tụ rất nhiều cảnh quan nhân văn, hình thành "Tám cảnh quan cổ" độc đáo ở lưu vực sông Trường Giang và sông Hoài, đó là sông cổ, cầu cổ, thị trấn cổ, phố cổ, quán trà cổ và chiến trường cổ.
Văn nhóa ẩm thực của Tam Hà Trấn rất phát triển, ở địa phương bất kể con trai hay con gái đều giỏi chế biến thực phẩm, khiến những món ăn ngon của địa phương nổi tiếng gần xa.
Thành phố Hợp Phì có môi trường tươi đẹp, cả thành phố đều rợp bóng cây xanh. Năm 1992, Hợp Phì được trao tặng danh hiệu "Thành phố viên lâm" đợt đầu của Trung Quốc, năm 1999 lại được trao tặng danh hiệu "Thành phố du lịch ưu tú Trung Quốc". |