Thành phố Thương Châu nằm ở phía Đông Nam tỉnh Hà Bắc, phía Đông giáp biển Bột Hải, phía Bắc giáp với thành phố Thiên Tân và Bắc Kinh, nằm trên vành dai du lịch Bắc Kinh-Thiên Tân và biển Bột Hải. Một trong những nơi của truyền thuyết khai thiên lập địa bàn cổ thời tiền sử là thị trấn Bàn Cổ huyện Thanh Thương Châu. Tin rằng mọi người đều rất quen thuộc với câu chuyện Lâm Xung, giáo đầu của 80 vạn quân ngự lâm Phủ Khai Phong trong pho tiểu thuyết cổ điển "Thủy Hử" bị đày tới Thương Châu.
Thương Châu có lịch sử lâu đời, tài nguyên du lịch dồi dào, đậm đà bản sắc, được mệnh danh là "Tam Thủy", "Lục Hương". "Tam Thủy" là, phía Đông giáp biển Bột Hải, có đường bời biển dài 95 km, phía Tây giáp với hồ Bạch Dương Điện được gọi là "Viên ngọc Hoa Bắc", con sông đào Bắc Kinh-Hàng Châu, một trong 4 công trình thủy lợi lớn thời cổ đại Trung Quốc chảy qua địa bàn Thương Châu 220 km. "Lục Hương" là, Quê hương của Xiếc, Quê hương của Võ thuật, Quê hương của nghề đúc, Quê hương của Lê, Quê hương của Táo, Kiều hương thứ nhất trong lịch sử Trung Quốc.
Nghệ thuật Xiếc của Trung Quốc có lịch sử lâu đời, là di sản văn hóa qúi báu của dân tộc Trung Hoa. Trung Quốc có nhiều Quê hương của Xiếc, nổi tiếng nhất phải kể đến Ngô Kiều Thương Châu. Trên những bức bích họa trong các mộ cổ thời kỳ Đông Nguy Nam Bắc triều cách đây hơn 1500 năm được khai quật ở huyện Ngô Kiều Thương Châu đã có các hình ảnh biểu diễn xiếc như: trồng chuối, chống bụng, quay đĩa, đua ngựa...Huyện Ngô Kiều Thương Châu có 449 làng tự nhiên, hầu như làng nào cũng có những nghệ nhân xiếc. Ngoài ra Ngô Kiều Thương Châu còn có trường Xiếc Ngô Kiều Thương Châu, trường trung cấp đào tạo nhân tài xiếc đầu tiên của Trung Quốc. Đây cũng là trường duy nhất của Trung Quốc tham gia Hội liên hiệp các trường xiếc thế giới. "Liên hoan Xiếc Quốc tế Ngô Kiều Trung Quốc" đã được Bộ Văn hóa xác định là nơi tổ chức các giải thi quốc tế, được Tổng cục Du lịch Nhà nước xác định là cảnh quan du lịch văn hóa dân tộc, hàng năm thu hút đông đảo du khách đến tham qua.
1 2 |