Hàn Đan là thành phố cổ kính nhất của tỉnh Hà Bắc, cũng là đô thị nổi tiếng thời cổ Trung Quốc. Ngay từ thời Xuân Thu cách đây hơn 2000 năm đã xây dựng thành phố Hàn Đan, lúc bấy giờ Hàn Đan là một thành phố dân cư đông đúc. Là đô thành của nước Triệu thời Chiến Quốc, Hàn Đan đã trải qua 158 năm, sau khi thống nhất sáu nước, Tần Thủy Hoàng đã lần lượt thành lập huyện và quận Hàn Đan. Lúc bấy giờ, kinh tế Hàn Đan phát triển phồn thịnh, cùng Trường An, Lạc Dương, Khai Phong và Thành Đô được gọi là 5 đô thành.
Trong quá trình phát triển văn hóa lâu dài, Hàn Đan đã trở thành "quê hương của thành ngữ", nơi đây đã sản sinh rất nhiều chuyện điển tích lịch sử, thí dụ như: "Hàn Đan học bộ"?có nghĩa là bắt chước không thành mà lại làm mất những điều vốn có của mình, "Giấc mộng Hoàng Lương", "Mao Toại tự tiến"v.v. Trong cuốn"Sử Ký" còn ghi lại những mẩu chuyện về Lận Tướng Như, "Ngọc lành về nước Triệu" của Liêm Pha, "Buổi họp mặt Miện Trì", "Tướng Tướng hòa" tức sự hòa giải giữa văn tướng và võ tướng v.v.
Môi trường thiên nhiên độc đáo và lịch sử lâu đời đã để lại di sản văn hóa phong phú và cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp cho Hàn Đan. Triệu Vương Thành cũng gọi là Triệu Đô Cung Thành, cách ngoại thành Hàn Đan khoảng 4 ki-lô-mét về phía Tây Nam, là di chỉ thành cổ duy nhất của thời Chiến Quốc được bảo tồn hoàn hảo nhất Trung Quốc hiện nay, được đưa vào danh sách đợt đầu bảo tồn văn vật trọng điểm cấp Quốc gia của Trung Quốc.
Triệu Vương Thành gồm ba phần Đông Thành, Tây Thành và Bắc Thành, tổng cộng rộng 5,05 triệu mét vuông. Xung quanh di chỉ còn giữ lại thành quách xây dựng bằng đất cao từ 3-8 mét, trong thành quách có các nền đài chằng chịt với bố cục nghiêm ngặt, xung quanh còn có nhiều di chỉ của thành môn.
Tương truyền rằng, Vũ Linh Đài bắt đầu khởi công xây dựng từ thời vua Vũ Linh nước Triệu thời kỳ Chiến Quốc, tức khoảng năm 325-299 công nguyên, là đài duyệt binh và thưởng thức ca múa của vua nước Triệu. Mãi cho đến nay, cổ đài này vẫn rất hoành tráng, là kiến trúc được trùng tu lại kể từ đời Minh Thanh đến nay, tuy không phải là bộ mặt vốn có, nhưng vẫn đậm đà phong cách đình đài lầu các của thời cổ. Nó đã chứng kiến cho lịch sử đô thành của nước Triệu, là biểu tượng của thành cổ Hàn Đan.
Mộ Lan Lăng Vương nằm trên địa bàn huyện Từ cách Hàn Đan 60 ki-lô-mét về phía Nam, Lan Lăng Vương có tên gọi là Cao Túc, con trai thứ ba của vua Cao Trừng, vị vua Văn Doanh đời Bắc Tề, vì Lan Lăng Vương dũng cảm thiện chiến, lập nhiều chiến công, cho nên được phong là danh tướng văn võ song toàn của cuối thời kỳ Bắc Tề. Cả cuộc đời của ông là cuộc đời trung thành với sự nghiệp, gần gũi với bộ hạ và từng nhiều lần lập chiến công. Do ông tuấn tú đẹp trai, cho nên trong các cuộc giao chiến với địch, ông đều phải đeo chiếc mặt nạ trông rất hung dữ để đạt muc̣ đích gây sức răn đe đối với địch. Lạc Dương là thành phố quan trọng của thời Bắc Tề, lúc đó, Lạc Dương vấp phải sự vây hãm của 10 vạn quân Bắc Chu, Bắc Tề Vương lập tức cử các tướng quân và binh sĩ đến giải cứu, Lan Lăng Vương Cao Túc đích thân đưa 500 kỵ binh tinh nhuệ xông vào phá vỡ vòng vây, áp sát đến tận thành Lạc Dương, phối hợp với lực lượng canh giữ nội thành, hai lực lượng đồng tâm hiệp lực mở trận tấn công dữ dội vào quân địch, nhờ đó đã bẻ gẫy quân đội của nước Chu, khiến Lạc Dương thoát khỏi vùng vây của địch.
Để ca ngợi chiến công của Lan Lăng Vương, các tướng quân và binh sĩ đã cùng sáng tác bản nhạc mang tên " Hành khúc Lan L ăng Vương ra trận". Sau đó, hành khúc này đã truyền đến Nhật và được nhân dân Nhật yêu thích. Chiến công rực rỡ của Lan Lăng Vương đã dẫn đến sự ghen tỵ của vua Cao Vĩ tức em họ của Lan Lăng Vương, rút cuộc Lan Lăng Vương đã bị vua xử tử. |