Nam Dương có lịch sử lâu đời , ngay từ 40 nghìn đến 50 nghìn năm về trước , "Người vượn Nam Chiêu " đã bắt đầu sinh sống và phát triển ở thượng du sông Bạch Hà . Cách đây khoảng 5000 đến 6000 năm , nơi đây đã xuất hiện thôn xóm và nhà cửa , bắt đầu hình thành nghề nông nghiệp , nghề chăn nuôi và nghề thủ công . Đầu năm 35 Tần Chiêu Vương tức năm 272 trước công nguyên đã thiết lập quận Nam Dương . Thời Xuân Thu Chiến Quốc , Nam Dương đã trở thành một trong tám đô thị lớn của cả nước . Nam Dương bắt đầu áp dụng biện pháp đặt đá trong lòng sông chảy cuồn cuộn để ngăn nước tưới tiêu đồng ruộng , bắt đầu sử dụng đồ sắt , hình thành nghề thủ công và thương nghiệp như luyện sắt , dệt tơ tằm v.v , đặc biệt là ngành đúc đồng phát triển nhanh chóng và đạt trình độ công nghệ khá cao . Sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất sáu nước đã di dân đến Nam Dương , khiến những người giàu có , các thương gia và thợ thủ công giỏi về kinh doanh đổ về Nam Dương , nhờ đó đã xúc tiến sự phát triển của kinh tế Nam Dương , trong đó nghề luyện sắt được phát triển nhanh hơn , trở thành một trong những trung tâm luyện sắt của cả nước . Thời kỳ Tây Hán và Đông Hán , sự phát triển kinh tế văn hóa của Nam Dương đã đạt đến đỉnh cao trong lịch sử .
Lúc đó quận Nam Dương chỉ có 2,4 triệu dân , xếp hàng đầu so với các quận khác trong cả nước . Chu vi Thành quách Nam Dương dài 36 ki-lô-mét , còn rộng hơn diện tích khu phố Nam Dương năm 1990 . Trong Đời Hán , Nam Dương đã xuất hiện rất nhiều nhân tài , các nhà khoa học và nhà y học vĩ đại nổi tiếng thế giới như Trương Hằng , Trương Trọng Cảnh đều ra đời tại đây .
Chùa Vũ Hầu Nam Dương nằm trên ngọn Ngọa Long phía Tây thành phố Nam Dương , là ngôi chùa kỷ niệm nhà chính trị , nhà tư tưởng và nhà quân sự Gia Cát Lượng kiệt xuất của thời Tam Quốc . Chùa này bắt đầu xây dựng từ thời kỳ Ngụy Tấn , hiện nay chùa Vũ Hầu rộng hơn 12 ha , tổng cộng gồm 155 kiến trúc của Đời Minh Thanh , hơn 400 tác phẩm đề từ và khắc chữ của các triều đại , ngoài ra còn có rất nhiều câu đối .
1 2 |