Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Thành phố hấp dẫn -Vũ Hán
   2007-01-11 14:31:00    cri
Thành phố Vũ Hán là tỉnh lỵ của tỉnh Hồ Bắc , đồng thời cũng là trung tâm chính trị , kinh tế và văn hóa của tỉnh này, Vũ Hán còn là đầu mối giao thông lớn nhất của nội địa Trung Quốc , là một trong những cơ sở quan trọng về công nghiệp , giáo dục và nghiên cứu khoa học .

Vũ Hán là thành phố quan trọng ở khu vực miền Trung Trung Quốc với diện tích 8467 ki-lô-mét vuông , nằm trên đồng bằng Trường Giang và sông Hán . Sông Trường Giang và Sông Hán gặp nhau tại đây , về địa lý mà nói đã tách Vũ Hán thành Vũ Xương ở phía Nam cùng Hán Khẩu và Hán Dương ở phía Bắc sông Trường Giang . Tên Vũ Xương có từ thời kỳ cuối Đông Hán và thời Tam Quốc , để giành giật Kinh Châu với Lưu Bị , Tôn Quyền đã dời Đô Thành từ Kiến Nghiệp tức Nam Kinh hiện nay đến Huyện Ngạc và đổi tên là Vũ Xương vào năm 221 công nguyên . Cội nguồn của tên Hán Dương gắn chặt với Hán Thủy , trong cổ ngữ "thủy Bắc vi Dương , sơn Nam vi Dương" , có nghĩa là non sông ở phía Bắc đều được coi là Dương , do Hán Dương thời xưa nằm về phía Bắc Hán Thủy cho nên được gọi là Hán Dương . Tuy Hán Khẩu có lịch sử không dài so với Vũ Xương và Hán Dương , nhưng lại có bước phát triển nhanh nhất , Hán Khẩu vốn có tên gọi là Giang Hạ , do sông Hán bắt nguồn từ tỉnh Thiểm Tây là đường thủy thuận lợi lúc bấy giờ , các thương gia người Thiểm Tây ngồi thuyền từ sông Hán xuống buôn bán tại Giang Hạ , bắt đầu đổi Giang Hạ thành Hán Khẩu , có nghĩa là cửa ra vào của sông Hán .

Cầu Trường Giang Vũ Hán bắc ngang qua sông Trường Giang chạy từ Sà Sơn Vũ Xương đến Quy Sơn Hán Dương , là chiếc cầu đầu tiên trên sông Trường Giang , chiếc cầu này cả thảy dài 1670 mét , chia làm hai tầng , tầng trên là đường ô-tô , tầng dưới là đường sắt . Mặt đường ô-tô tầng trên rộng 18 mét , gồm 6 làn xe , hai bên là đường bộ hành dành cho người đi . Cầu Trường Giang khánh thành và thông xe vào tháng 10 năm 1957 , nối liền mạng lưới đường sắt của hai miền Nam Bắc Trung Quốc .

Lầu Hoàng Hạc được tôn là một trong ba ngôi lầu lớn nổi tiếng miền Nam sông Trường Giang, được xây dựng trên ngọn Sà Sơn Vũ Xương . Tương truyền rằng Lầu Hoàng Hạc được xây dựng vào thời Tam Quốc . Thời Tam Quốc xây lầu trên ngọn núi ven sông này trước hết là do có nhu cầu về quân sự , song về sau dần dần trở thành danh lam thắng cảnh thu hút văn nhân đến kết bạn , viết văn , ngâm thơ và ngắm cảnh tại đây . Sau khi bước lên Lầu Hoàng Hạc thưởng thức phong cảnh , nhà thơ Đời Đường Thôi Hạo đã viết nên bài thơ lưu danh thiên cổ. Sau đó nhà thơ Lý Bạch cũng đặt chân lên Lầu Hoàng Hạc và nẩy sinh ý thơ , giữa lúc ông đang dự định cầm bút viết thơ thì nhìn thấy bài thơ của ông Thôi Hạo và cảm thấy xấu hổ bởi thơ của mình không thể sánh kịp thơ của Thôi Hạo . Chính do có câu chuyện lý thú kể trên , từ đó Lầu Hoàng Hạc càng có tiếng tăm nhiều hơn .

Đài Cầm Cổ cũng gọi là Đài Bá Nha , nằm dưới chân núi Quy Sơn Hán Dương , bắt đầu xây dựng vào thời Bắc Tống . Tương truyền rằng , thời Xuân Thu Chiến Quốc cách đây hơn 2000 năm , nhạc sĩ lớn của Nước Sở là ông Du Bá Nha đi qua Hán Dương , đêm đến nghỉ lại bên bờ sông . Tối hôm đó trời quang mây tạnh , trăng sáng vằng vặc, không khí trong lành , cảnh sắc tươi đẹp , Bá Nha thảnh thơi dạo đàn , khi ông chơi đến khúc "Cao sơn lưu thủy" , tức dòng suối róc rách chảy từ núi cao thì vừa vặn một bác đốn củi có tên gọi là Chung Tử Kỳ đi qua . Bác Tử Kỳ giỏi về âm nhạc , từ tiếng đàn bác đã nghe ra nội dung tả cảnh dòng suối chảy róc rách từ trên núi cao . Nhạc sĩ Bá Nha gặp được tri âm hết sức vui mừng . Hai người hẹn nhau nửa năm sau sẽ lại gặp mặt tại đây . Năm sau , bác Tử Kỳ mất do bị bệnh . Nhạc sĩ Bá Nha đau đớn vô cùng , đến trước mộ của bác Tử Kỳ và gẩy lại khúc nhạc cũ , sau đó đập nát cây đàn , ngâm bài thơ để bày tỏ tấm lòng đau đớn bởi người tri kỷ của mình không còn nữa . Đây là câu chuyện về " đập đàn tạ tri âm " được lưu truyền trong hàng nghìn năm qua . Câu chuyện này được lưu truyền hết sức rộng rãi tại Trung Quốc , từ đó , người ta thường ví khúc nhạc "Cao sơn lưu thủy" tượng trưng cho tình bạn nồng thắm cũng như ví "tri âm " là người bạn tri kỷ của mình .