Khúc Tịnh nằm về phía Đông Bắc tỉnh Vân Nam , phía Đông giáp giới với Quý Châu và Quảng Tây, phía Tây nối liền với tỉnh lỵ Côn Minh , là con đường bộ quan trọng của tỉnh Vân Nam đi vào nội địa Trung Quốc , xưa nay được gọi là "cửa ngõ Vân Nam " hoặc gọi là "yết hầu Vân Nam " . Khúc Tịnh là thành phố lớn thứ hai tỉnh Vân Nam chỉ đứng sau Côn Minh , cũng là thành phố công nghiệp quan trọng của tỉnh Vân Nam .
Ngoài ưu thế về địa lý ra , Khúc Tịnh còn có nền văn hóa lịch sử lâu đời . Trong hơn 500 năm kể từ khi Gia Cát Lượng đời Thục Hán chinh chiến phía Nam cho đến đầu những năm đời Đường đến nay , nơi đây luôn luôn là trung tâm chính trị , kinh tế và văn hóa của Vân Nam .
Khúc Tịnh còn là nơi bắt nguồn sông Châu Giang-con sông lớn nhất miền Nam Trung Quốc . Từ Hà Khách của Đời Minh từng đi khắp các khu vực phía Đông Vân Nam và viết nên tác phẩm "Bàn Giang Khảo" , thăm dò rõ cuội nguồn của sông Châu Giang là trên ngọn Mã Hùng huyện Chiêm Ích thành phố Khúc Tịnh , đồng thời ca ngợi kỳ quan địa lý của ngọn Mã Hùng "một giọt nước thành ba dòng sông " tức sông Nam Bàn , sông Bắc Bàn , sông Ngưu Lan.
Rừng cát mầu trong huyện Lục Lương thành phố Khúc Tịnh là một thắng cảnh tương đối đặc sắc. Nó là kho báu do thiên nhiên ban tặng cho nhân loại , là kết quả diễn biến trong hàng nghìn hàng vạn năm của thiên nhiên , là kỳ quan địa mạo muôn mầu muôn vẻ được hình thành dần bởi tác động của động đất, nham thạch , hoạt động của vỏ trái đất cũng như sự bào mòn của mưa gió v.v , là một khối tổng hợp gồm cột cát , núi cát , bình phong cát, nham cát được hình thành bằng những hạt cát mầu. Người ta đều biết cát là những hạt cát rời , nhưng rừng cát mầu ở Lục Lương lại hết sức kỳ lạ , trong cát có chứa Axit clohydric silic và Can-xi Axit cacbonic , sau khi Các-bon bị ô-xi hoá , khi gặp nước và không khí , sẽ sản sinh lớp màng bảo hộ thiên nhiên , khiến những hạt cát bám vào nhau , cho dù chịu sự tác động của mưa gió cũng không bị tan rời , mà tạo nên cảnh quan rừng cát liên miên nhấp nhô , trùng trùng điệp điệp , hết sức kỳ diệu .
1 2 |