Ngoài những chùa chiền nổi tiếng ra , "Đất Thánh " La-sa còn có rất nhiều cảnh quan nhân văn , du khách đến La-sa nhất định phải đi thăm những cảnh quan đó .
Trước tiên là dãy phố Bát Khoách "Thánh Lộ" < dịch theo tiếng Tạng >. Trong phật giáo , "Thánh Lộ" có nghĩa là "con đường đi lên trời " , cũng với ngụ ý là xung quanh chùa . Phố Bát Khoách là dãy phố vòng quanh chùa Đại Chiêu . Phố Bát Khoách là dãy phố cổ kính như La-sa , cho đến nay phố này vẫn giữ nguyên bộ mặt lịch sử là con đường lát đá và nhà ở xây bằng gạch đá . Không còn nghi ngờ gì nữa , con đường lát gạch quanh co khúc khuỷu và gập gà gập ghềnh này đã từng để lại dấu chân của công chúa Văn Thành , cũng để lại dấu chân của quan chức chính phủ Trung ương các thế hệ sau Đời Đường , kể từ ngày ra đời đến nay , phố Bát Khoách đã trở thành phố tôn giáo , cả dãy phố tràn đầy bầu không khí tôn giáo chẳng khác gì chùa Đại Chiêu . Sáng sớm và chiều tối hàng ngày , rất nhiều tín đồ phật giáo Tạng đều men theo dãy phố này để đi quanh chùa Đại Chiêu ba vòng . Hoạt động phật giáo này được gọi là "đi vòng quanh phố ", cũng gọi là "chuyển kinh " . Cho rằng đi vòng quanh như vậy có thể loại trừ tai họa , cầu mong mọi điều tốt lành . Hiện nay , phố Bát Khoách không những tổ chức hoạt động tôn giáo thành khẩn , mà còn diễn ra hoaṭ động trao đổi hàng hóa hết sức sôi nổi và tấp nập , khiến phố tôn giáo có cả chức năng của phố thương mại . Tại đây , du khách không những có thể mua sắm hàng thủ công nghệ của dân tộc Tạng đủ loại đủ kiểu , mà còn có thể thưởng thức thực phẩm của đồng bào Tạng chính cống trăm phần trăm .
Cụm mộ của vua Tạng nằm về phía Đông Nam thành phố La-sa , là những ngôi mộ của các đời vua Tu-phan từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ thứ 9 công nguyên với đường kính rộng 3 ki-lô-mét , là đơn vị bảo vệ văn vật cấp Quốc gia Trung Quốc . Hiện nay có 9 ngôi mộ vẫn chưa khai quật , Tương truyền rằng mộ của vua Song-chan-can-bu và công chúa Văn Thành cùng các đời vua trước sau vua Song-chan-can-bu đều chôn tại đây .
Núi Dược Vương nằm về bên phải cung Bu-đa-la thành phố La-sa , cao 3725 mét so với mặt biển , có đường mòn đi lên đỉnh núi . Cuối thế kỷ 17 , để phát triển y dược Tạng , ông Đi-ba Sang-jie-gia-chua đã xây dựng Viện y dược trên núi , rồi từ các chùa tuyển chọn một số Lạt-ma đến Viện y dược này học tập kiến thức y dược . Trong Viện y dược có thờ tượng phật Dược Vương , vì thế được đồng bào dân tộc Hán gọi là Miếu Dược Vương , cũng gọi là núi Dược Vương .Vách đá trên núi đều khắc tượng phật và kinh phật với tư thế và hình dáng khác nhau , trên sườn núi phía Đông Nam còn có một hang đá , trong hang có mấy chục pho tượng khắc đá , trông rất sống động và chân thật , là tác phẩm nghệ thuật khắc đá tuyệt vời của Tây Tạng . Hiện nay núi Dược Vương đã trở thành thắng cảnh du lịch , hàng ngày có rất nhiều người nô nức đến hành hương và tìm kiếm những điều bí ẩn trên núi Dược Vương .
Đồng bào Tạng là một dân tộc múa hay hát giỏi và niềm nở hiếu khách , nếu bạn đến thăm Tây Tạng , bạn không những có thể thưởng thức múa dân tộc Tạng , mà còn có thể hòa mình trong những người đang múa . Trên phố Bát Khoách có rất nhiều hàng thủ công truyền thống của dân tộc Tạng , do những mặt hàng đó hoàn toàn làm bằng thủ công , chưa thật tinh xảo đẹp mắt , nhưng hết sức mộc mạc và chất phác , có giá trị sưu tầm nhất định . Hiện nay , việc khai thông tuyến đường sắt Thanh Tạng đã tạo thêm nhiều tiện lợi cho du khách nội địa và đồng bào địa phương ra vào Tây Tạng . |