Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Các chùa chiền ở La-sa
   2006-09-07 15:19:17    cri
Sông La-sa trong vắt cuồn cuộn hội nhập với sông Ya-lu-chan-bu , thành phố La-sa nằm bên bờ sông này phong cảnh tươi đẹp . Cung Bu-đa-la trong nội thành cao chọc trời , tuy chùa Đại Chiêu và chùa Tiểu Chiêu cách xa nhau nhưng lại phối hợp với nhau trông ăn khớp hài hòa , trong nội thành lầu cao san sát , xe và người đông như nước chảy , tạo nên quang cảnh mầu sắc rực rỡ . Có thể nói , những nét cổ kính kết hợp với hiện đại , truyền thống kết với sự sáng tạo mới , tôn giáo kết hợp với thế tục đều đã hội tụ và cùng tồn tại một cách chan hòa tại đây .Trên ngọn núi Ma-hy-nhật ở phía Tây Bắc La-sa , là cung điện đầu tiên được xây dựng trong thế kỷ thứ 7 , dành cho vua Tạng Song-chan-can-bu rước công chúa Văn Thành Đời Đường vào Tây Tạng để thành hôn , đó là biểu tượng của khối đoàn kết giữa đồng bào Tạng với dân tộc Hán . Sau đó trở thành Cung mùa đông của Đạt-lai Lạt-ma thuộc các thế hệ . Giữa thế kỷ 17 công nguyên , sau khi được Đời Thanh phong làm Lạt-ma , Đạt-lai A-oang-lo-sang-ga-chua thứ 5 đã thay thế địa vị thống trị của vua Tạng .

Để củng cố chế độ chính giáo hợp nhất , Tây Tạng bắt đầu công trình tái thiết và xây mở rộng trong 15 năm . Đạt-lai thứ 13 cũng tiến hành việc trùng tu cung Bu-đa-la khiến nó hình thành quy mô hiện nay . Cung Bu-đa-la dựa lưng vào núi , xây dựng theo hình lập thể từ chân núi đến đỉnh núi , cả thảy gồm 13 tầng , cao 117,19 mét . Diện tích xây dựng rộng 130 nghìn mét vuông . Cung Bu-đa-la cao vời vọi , kết hợp hài hòa cả về phong cách kiến trúc của dân tộc Tạng lẫn phong cách kiến trúc của dân tộc Hán , là tinh hoa của nghệ thuật kiến trúc dân tộc Tạng . Cung Bu-đa-la ngày nay đã trở thành biểu tượng của La-sa .

Chùa Đại Chiêu trong tiếng Tạng gọi là "Giác Khang " , có nghĩa là chùa phật Thích-ca-mâu-ni . Chùa Đại Chiêu nằm ở nơi gần "Phố Bát Giác " trung tâm khu phố La-sa , do vua Song-chan-can-bu xây dựng vào thời Đời Đường để kỷ niệm công chúa Văn Thành vào Tây Tạng , diện tích xây dựng của chùa Đại Chiêu rộng 21,5 nghìn mét vuông , vừa có phong cách kiến trúc của Đời Đường , lại có đặc sắc nghệ thuật kiến trúc của Nê-pan và Ấn Độ . Pho tượng đồng của Thích-ca-mâu-ni 12 tuổi do công chúa Văn Thành mang đến từ Trường An được thờ cúng ngay chính giữa Điện . Kinh Đường trên tầng hai thì thờ cúng tượng của vua Song-chan-can-bu và công chúa Văn Thành .Công chúa Văn Thành mất năm 680 công nguyên , trong 40 năm sinh sống tại Tây Tạng , công chúa Văn Thành đã đóng góp xuất sắt vì khối đoàn kết giữa dân tộc Hán với dân tộc Tạng cũng như truyền bá văn hóa dân tộc Hán tiên tiến , được đồng bào dân tộc Tạng hết lòng mến yêu . Mỗi khi kỷ niệm ngày sinh nhật và ngày vào Tây Tạng của công chúa Văn Thành , sẽ có rất nhiều người lũ lượt kéo đến hành hương trước chùa Đại Chiêu hết đợt này sang đợt khác .

Trong chùa Đại Chiêu có khoảng 440 mét vuông bích họa , trong đó hai tác phẩm " Công chúa Văn Thành vào Tây Tạng " và "Xây dựng chùa Đại Chiêu " không những là tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời , mà còn là tư liệu văn hiến lịch sử quý hiếm . Tương truyền rằng , một cây liễu trong chùa chính là do công chúa Văn Thành tự tay trồng lấy , được gọi là Liễu công chúa , đến nay đã có hơn 1300 tuổi , đồng bào Tạng coi đó là thần vật và dày công chăm sóc . Trong chùa còn có tấm bia Liên minh Đời Đường và Tu-phan cùng các văn vật quý hiếm khác .

Chùa Tiểu Chiêu nằm về phía Bắc La-sa , do công chúa Văn Thành cử thợ xây của hai dân tộc Tạng và Hán cùng xây dựng vào giữa thế kỷ thứ 7 công nguyên , là ngôi chùa cổ rất được đồng bào Tạng kính trọng và ngưỡng mộ . Chùa Tiểu Chiêu hướng về phía Đông , hình thức kiến trúc vốn có chẳng khác gì chùa chiền của dân tộc Hán , nhưng được trùng tu theo hình thức dân tộc Tạng sau khi bị thiêu hủy nhiều lần , cho nên chùa Tiểu Chiêu hiện nay hầu như không còn phong cách vốn có của ngày xưa nữa . Trong chùa có rất nhiều bích họa , chính giữa điện thờ cúng tượng mạ vàng của Thích-ca-mâu-ni hồi tám tuổi do công chúa Xích Tôn của Nê-pan mang đến Tây Tạng .