Thành phố Tự Cống nằm bên bờ sông Phủ Khê thượng du sông Trường Giang thuộc miền Nam lòng chảo Tứ Xuyên . Tự Cống là viên ngọc sáng của Thiên Phủ Chi Quốc , là thành phố trực thuộc sớm nhất và là một trong những thành phố công nghiệp quan trọng của tỉnh Tứ Xuyên .
Thành phố Tự Cống nổi tiếng về sản xuất muối , xưa nay đã có tên gọi là "Thủ đô muối " . Muối giếng của khu vực Tự Cống có từ đời Đông Hán , nổi tiếng trong đời Đường và đời Tống , được phát triển sôi nổi vào cuối đời Thanh và những năm đầu Dân Quốc . Trong quá trình hình thành và phát triển gần 2000 năm qua , Tự Cống đã đi qua chặng đường từ thành lập thị trấn , thành lập huyện rồi đến thành phố bởi sản xuất nhiều muối . Theo ghi chép của sử sách , khu vực Tự Cống ở đời Đông Hán đã đào được rất nhiều giếng muối . Trong đó có một giếng sản xuất muối nhiều nhất và mang lại doanh thu đáng kể , vì thế mà được mệnh danh là " Giếng Muối Phú Thế ". Bước sang thời kỳ Nam Bắc triều , Tự Cống lại đào thành công hàng loạt giếng muối tiêu biểu là " Giếng Đại Công " .
Tiền thân của Viện bảo tàng lịch sử muối Tự Cống là Hội Quán Tây Tần- một kiến trúc của đời Thanh . Kiến trúc này xây dựng từ năm 1736 công nguyên tức đời nhà Thanh Trung Quốc , kiến trúc này được thiết kế rất công phu và đẹp mắt , gồm cả phong cách kiến trúc cung đình và dân gian của đời nhà Minh và đời nhà Thanh , trông rất bề thế hoành tráng . Năm 1827 công nguyên do kiến trúc sư nổi tiếng phụ trách việc xây mở rộng hơn nữa . Viện bảo tàng này tàng trữ và trưng bày rất nhiều sử sách , văn hiến và hiện vật về phát triển muối giếng , quá trình sản xuất nghề muối của Tứ Xuyên trong hơn 2200 năm qua có giá trị hết sức quan trọng đối với việc nghiên cứu lịch sử sản xuất muối , lịch sử khoa học kỹ thuật và lịch sử kinh tế của thời cổ Trung Quốc .
Tự Cống dựa núi trông ra sông , môi trường tươi đẹp ôn hòa , ngoài có tên đẹp là "Thủ đô muối ngàn năm " ra , còn nổi tiếng gần xa bởi là "Quê hương của Khổng Long ' và " Thành phố hoa đăng ở miền Nam " Trung Quốc .
1 2 |