Sau khi rời thủ đô đến nơi khác , tuy Ung Thành không có vị thế của trung tâm chính trị nữa , song do là cố đô , nơi đây có lăng tẩm của Tổ Tiên ,chùa chiền , đền miếu của người Tần , cho nên nhiều lễ viếng quan trọng đều được tổ chức tại đây . Tại Ung Thành , những người làm công tác khảo cổ đã khai quật ra nhiều văn vật và văn hiến quý hiếm , cung cấp nhiều căn cứ lịch sử quan trọng trong lịch sử nước Tần .
Phía Đông Nam huyện Bảo Kê thuộc thành phố Bảo Kê có con suối nhỏ . Trong suối có một bộc đá , đó là nơi ẩn cư và câu cá của Khương Thái Công trước khi ông tham chính , vì thế có tên gọi là Điếu Ngư Đài . Khương Thái Công trong lịch sử sinh hồi Đời Nhà Thương , vì thấy Vua Trụ Đời Thương vô đạo , cho nên đã rời khỏi cung điện và ẩn cư tại đây để câu cá sống qua ngày . Sau đó Khương Thái Công bị Chu Văn Vương phát hiện . Do vậy , Khương Thái Công được người ta tôn là quân sư đã hỗ trợ Văn Võ Nhị Vương khai sáng sự nghiệp bá chủ Tây Chu và lập nên khá nhiều thành tựu trong lic̣h sử TQ , chính vì thế Khương Thái Công cũng để lại tiếng thơm muôn thuở , "Khương Thái Công điếu ngư , nguyện giả thượng câu" có nghĩa là "Khương Thái Công câu cá , cá nào thích thì cứ mắc lưới " cũng trở thành câu tục ngữ của người sau .
Ngoài ra , Bảo Kê còn có vùng gọi là Ngũ Trượng Nguyên , nơi mà kỳ tài quân sự Gia Cát Lượng qua đời do mắc bệnh . Theo ghi chép của "Tam Quốc Chí " , năm 234 công nguyên , Gia Cát Lượng dẫn 10 vạn quân đánh chiếm nước Ngụy . Sau khi chiếm đóng Ngũ Trượng Nguyên , quân đội của Gia Cát Lượng đã ở trong tình trạng chống chọi với quân Ngụy . Nguyên soái nước Ngụy là Tư Mã Ý đóng cửa không tác chiến , khiến quân nước Thục không được tiếp tế lương thảo gì cả . Tuy Gia Cát Lượng can đản giàu mưu lược song cũng xin bó tay , bên cạnh đó do công việc quân đội hết sức bệ bộn , làm việc mệt nhọc đâm ra bệnh và từ trần tại Ngũ Trượng Nguyên . Người sau xây dựng đền Vũ Hầu tại đây để tưởng niệm nhà quân sự vĩ đại này .
Di tích văn vật cổ của Bảo Kê thật là nhiều vô kể và đang mong đợi sự viếng thăm của bạn . 1 2 |