Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Thành phố hấp dẫn: Hu-hơ-hớt
   2006-03-23 15:28:13    CRIonline
Hu-hơ-hớt là tên gọi theo tiếng Mông Cổ, ý nói thành phố màu xanh, nên còn có tên gọi là "thành phố xanh". Hu-hơ-hớt là thủ phủ Khu tự trị Nội Mông Trung Quốc, là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của toàn Khu tự tự, là nơi cư trú sinh sống tập trung của đồng bào dân tộc trên thảo nguyên Nội Mômg. Thành phố có độ cao khoảng 1000 mét so với mực nước biển. Mùa xuân và mùa thu ngắn, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn. Từ tháng 4 đến tháng 10 hằng năm là mùa du lịch lý tưởng nhất.

Hu-hơ-hớt là thành phố cổ biên cương có lịch sử lâu đời. Cùng với thời gian trôi đi, nơi đây đã để lại trang sử có văn tự ghi lại hơn hai nghìn năm. Trong thời Chiến quốc, Nước Triệu đã xây dựng Trường thành và lập "Quận Vân Trung" tại đây, viết lên trang sử đầu tiên của Hu-hơ-hớt.

Chùa Đại Chiêu ở thành phố Hu-hơ-hớt được xây dựng vào năm thứ 7 Vạn lịch Nhà Minh <1579>, là ngôi chùa được xây dựng sớm nhất, có vị thế cao nhất và ảnh hưởng lớn nhất trong số 15 ngôi chùa Lạt-ma ở Hu-hơ-hớt. Pho tượng phật bằng bạc nổi tiếng trong chùa Đại Chiêu là di vật lịch sử của Nhà Minh, có trình độ công nghệ và giá trị thưởng thức rất cao. Pho tượng Thích-ca-mâu-ni được đúc bằng bạc này cách đây đã hơn 400 năm, là một trong những pho tượng bạc lớn nhất được giữ trọn vẹn ở Trung Quốc hiện nay. Tượng được đúc ở tư thế ngồi, cao 3 mét. Theo ghi chép lịch sử khi hoàn thành bức tượng này, Đạt lai đệ tam của Tây Tạng Xô-nan-gia-chô-châng từng đích thân tới Đại Chiêu làm lễ "Khai quang" cho tượng phật. Chùa Đại Chiêu cũng vì đó mà được gọi là "chùa Phật bạc".

Chung quanh thành phố Hu-hơ-hớt có rất nhiều thảo nguyên, phong cảnh tươi đẹp, khiến mọi người lưu luyến. Đến thảo nguyên mọi người có cảm giác như trái đất được phủ một lớp thảm xanh dày, mênh mông bát ngát. Những đàn cừu, đàn bò, đàn ngựa và những người chăn nuôi trên thảo nguyên đã vẽ lên bức tranh tươi đẹp, dung động lòng người. Những ngôi lều bạt trắng Mông Cổ có hình tròn là nơi sinh sống cư trú của bà con chăn nuôi trên thảo nguyên, khung giá của lều đều làm bằng những thanh gỗ được xâu với nhau bằng sợi dây làm bằng da lạc đà, chỉ cần căng ra và đóng mấy chiếc cọc chằng là hoàn thành một ngôi nhà. Bên ngoài phủ nhiều lớp vải chiên, trong lều mọi đồ dùng có cuộc sống đều đầy đủ. Ánh sáng hoàn toàn dựa vào nóc lều hình tròn phủ kính, đường kính trong lều từ 4-6 mét. Lều bạt Mông Cổ là "quê nhà lưu động" được bà con dân chăn nuôi yêu thích. Hiện nay Lều bạt Mông Cổ trở thành "Nhà nghỉ thảo nguyên" của du khách. Các hoạt động du ngoạn trên thảo nguyên vừa mới mẻ lại đầm đà bản sắc. Du khách có thể mặc những bộ trang phục của đồng bào dân tộc màu sắc rực rỡ, cưỡi ngựa hoặc lạc đà, chụp ảnh lưu niệm và còn có thể thưởng thức những trò chơi dân tộc như bắn cung, vật, đá bóng, đốt lửa trại, ca hát nhảy múa...

Đến thảo nguyên du khách chớ quên vào thăm bà con dân chăn nuôi Mông Cổ. Bà con nơi đây sẽ đãi khách với những món ăn đậm đà bản sắc. Trong bữa cơm, những bà nội chợ và các cô gái sẽ dùng chén bạc để chúc rượu, chén rượu được nâng cao trên đầu dâng tới khách hoặc hát bài ca "chúc rượu".

Người Hu-hơ-hớt chất phác mến khách, đến nơi đây mọi người có thể tận hưởng phong cảnh tươi đẹp của thảo nguyên, thưởng thức những món ăn phong vị đậm đà bản sắc dân tộc.