Làng Hồng được xây dựng muộn hơn Làng Tây Đệ, cách đây gần 900 năm. Do nơi đây địa thế tương đối cao, thường xuyên có sương mù và những áng mây che phủ tạo thành những bức tranh sơn thủy hữu tình thơ mộng, bởi vậy mọi người mới gọi là "Ngôi làng trong tranh của Trung Quốc".
Làng Hồng rộng khoảng 19 ha, đứng trên cao trông Làng Hồng chẳng khác nào như một con Trâu xanh đang nằm phục bên dòng suối. Có thể nói người làng Hồng cổ qui hoạt và xây dựng làng theo hình con Trâu và hệ thống nước nhân tạo là một "kỳ quan lớn trong lịch sử kiến trúc". Làng Hồng lấy đồi núi làm đầu Trâu, cụm nhà dân cư chạy từ đông sang tây chẳng khác nào như mình Trâu, cái ao hình bán nguyệt ở giữa làng như dạ dày của Trâu, một con suối dài hơn 400 mét uốn lượng trong mình Trầu được coi là ruột Trậu. Phía tây làng có 4 cây cầu bắc qua dòng suối nhỏ và cói đó là chân Trầu, sự thiết kế kỳ công này đã khiến cho trước cửa mọi nhà đều có dòng suối chảy qua, tạo thuận tiện cho đời sống sản xuất cũng như chữa cháy của dân làng, hơn nữa còn đóng vai trò điều tiết khí trời, tạo ra môi trường tốt đẹp.
Làng Hồng hiện còn bảo tồn được hươn 140 ngôi nhà cổ đời nhà Minh và nhà Thanh, tường vây bao bọc, mái nhà lợp ngói xanh trông rất ngăn nắp, chất phác cổ kính. Thừa Chí Đường là kiến trúc hùng vĩ và tinh tế nhất trong Làng Hồng, được mệnh danh là "Cố cung dân gian". Hội đồng di sản thế giới đánh giá rằng: Làng Tây Đệ và Làng Hồng "là di chỉ văn hoá rất độc đáo". 1 2 |