Từ cuối thế kỷ thứ 5 đến thế kỷ thứ 6, Phật giáo rất thịnh hành tại TQ, triều đình và dân gian đều dấy lên làn sóng chạm hình tượng Phật. Hang Vân Cương của thành phố Đại Đồng tỉnh Sơn Tây thuộc miền bắc TQ là di sản văn hóa quý hiếm được bảo tồn trong thời kỳ này, Hang Vân Cương đã đại diện cho trình độ cao nhất của nghệ thuật hang động TQ vào thời kỳ này.
Hang Vân Cương nằm ở chân núi Vũ Châu thành phố Đại Đồng tỉnh Sơn Tây thuộc miền bắc TQ. Hang đá sớm nhất được chạm trổ vào năm 453, còn công trình tạo hình thì đã tiếp tiễn đến nửa đầu thế kỷ thứ 6.
Hang Vân Cương được chạm theo sườn núi, đông tây dài khoảng 1000 mét, hiện nay bảo tồn được 45 động chính, 252 động lớn nhỏ và hơn 51 nghìn pho tượng khắc với khí thế hào hùng nguy nga.
Nội dung tạo hình của Hang Vân Cương cực kỳ phong phú, được coi là kho báu của nghệ thuật chạm trổ thời cổ TQ. Theo thời gian chạm trổ có thể chia thành thời kỳ đầu, thời kỳ giữa và thời kỳ cuối, hang động của thời kỳ khác nhau sẽ có phong cách và đặc điểm tạo hình khác nhau. "Ngũ Động Quỳnh Diệu" với khí thế bàng bạc của thời kỳ đầu, đã đậm đà phong cách đôn hậu và chất phác của vùng Tây Vực. Hang động của thời kỳ giữa thì có đặc trưng nghệ thuật chạm trổ tinh tế, trang hoàng lộng lẫy, muôn hình muôn vẻ và nguy nga tráng lệ. Hang động của thời kỳ cuối tuy quy mô nhỏ, song hình tượng nhân vật lại thanh nhã tuấn tú, tỷ lệ cân đối, là mẫu mực của nghệ thuật hang động miền bắc TQ và khởi nguồn của "Tượng Hình Thanh Tú". Ngoài ra, Trong các hang động còn để lại nhiều điêu khắc về múa, xiếc và tuồng kịch, cũng đã thể hiện tư tưởng Phật giáo được lưu hành cũng như phản ánh đời sống xã hội lúc đó.
1 2 |