Những bức bích hoạ này chủ yếu thể hiện về chủ đề phật giáo. Ngoài ra còn thể hiện lên đời sống xã hội, phục sức ăn mặc, tạo hình kiến trúc cổ đại cũng như âm nhạc, múa, xiếc...của các dân tộc, các tầng lớp lúc đó trong các thời đại khác nhau, cũng ghi lại sự thật lịch sử về sự giao lưu văn hoá giữa Trung Quốc với nước ngoài. Bởi vậy, các học giả phương tây gọi những bức bích hoạ ở Đôn Hoàng là "thư viện trên tường".
Hang Mạc Cao Đôn Hoàng gặp phải thảm hoạ thất thoát cổ vật nghiêm trọng nhất, khiến mọi người đau lòng nhất trong lịch sử cận đại Trung Quốc.
Năm 1900, một hang cất giấu sách cổ ở Hang Mạc Cao được phát hiện một cách bất ngờ và sau này mọi người gọi nó là "động giấu kinh". Trong cái hang nho dài và rộng 3 mét này chất đầy gần 50 nghìn cuốn kinh thánh, văn thư, đồ thêu dệt, hội hoạ, tranh lụa phật, cuốn dập bia...Niên đại của những cuốn sách này từ thế kỷ thứ 4 đến thế kỷ thứ 11 công nguyên, nội dung liên quan tới hầu hết các lĩnh vực xã hội như lịch sử, địa lý, chính trị, dân tộc, quân sự, ngôn ngữ văn tự, văn học nghệ thuật, tôn giáo, y dược, khao học-công nghệ...của các nước Trung Quốc, vùng trung Á, Nam Á, Châu Âu...được mệnh danh là "Bách khoa toàn thư thời trung cổ".
Sau khi hang giấu kinh được phát hiện, các nhà thám hiểm của các nước trên thế giới ùn ùm kéo tới đây. Trong không đầy 20 năm họ đã cướp đi gần 40 nghìn cuốn kinh thư và rất nhiều bức bích hoạ, phù điêu qúi báu, gây thảm hoạ trầm trọng cho Hang Mạc Cao. Hiện nay tại các nước Anh, Pháp, Nga, Ấn-độ, Đức, Đan Mạch, Thụy Điển, Hàn Quốc, Phần Lan, Mỹ...đều có lưu trữ các cổ vật của Đôn Hoàng với số lượng chiếm tới hai phần ba số cổ vật trong hang giấu kinh.
1 2 3 |