Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Hoàng Sơn
   2005-08-29 16:08:48    cri

Hoàng Sơn ở tỉnh An Huy miền đông Trung Quốc xưa nay được cho là ngọn núi kỳ vĩ nhất ở Trung Quốc. Năm 1990, Hoàng Sơn được Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hợp quốc UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.

Trung Quốc có câu ngạn ngữ nói rằng: Ngũ nhạc qui lai bất khán sơn. Hoàng Sơn qui lai bất khán nhạc. Ý nói trước khi đi Hoàng Sơn, những ai đã từng đi du ngoạn 5 ngọn núi nổi tiếng nhất ở Trung Quốc là Thái Sơn-Đông Nhạc, Hoa Sơn-Tây nhạc, Sùng Sơn-Trung nhạc, Hằng Sơn-Nam Nhạc và Hoành Sơn-bắc nhạc thì không cần phải đi du ngoạn bất cứ ngọn núi trong thiên hạ làm gì nữa; Thế nhưng nếu lại đi du ngoạn Hoàng Sơn trước thì 5 ngọn núi kia chả cần đi làm gì nữa. Qua đó có thể thấy được sự độc đáo và hoành tráng của Hoàng Sơn.

Hoàng Sơn nằm trong khu phong cảnh Hoàng Sơn ở vùng trung nam Trung Quốc, rộn khoảng 1200 km2. Do núi cao vực thẳm, khí hậu ở khu vực Hoàng Sơn biến đổi theo chiều thẳng góc, hình hành nhiều mây và dương mù, độ ẩm cao, mưa nhiều, tạo điều kiện cho sự hình thành tính đa dạng sinh học.

Có thể khái quát rằng Hoàng Sơn đã hội tụ mọi cảnh đẹp của các ngọn nũi nổi tiếng ở Trung Quốc, trong đó 4 cảnh quan được mọi người thán phục nhất là "Thông kỳ, đá quái, biển mây và suối nước nóng". 

Loại cây nhiều nhất ở Hoàng Sơn là thông và tùng, những cây có trên trăm tuổi lên tới hàng hạn, hình dáng muôn vẻ của những cây tùng cây thông đã tạo nên cảnh quan độc đáo của Hoàng Sơn, được mệnh danh là một tuyệt tác của Hoàng Sơn. Những cây thông, cây tùng nàn mọc trên các vách đá, thể hiện lên sức sống mãnh liệt. Có một cây tùng rất đặc biệt được coi là biểu tượng của Hoàng Sơn. Cây tùng này mọc trên ngọn núi Ngọc Nữ cao ngất, cảnh thông toả bỏng xum xuê và nghiêng về phía trước, trông chẳng khác nào như tư thế của một người đang mời chào khách, bởi vậy mới được gọi là "Cây tùng đón khách". 

Ngoài cảnh quan thiên nhiên, Hoàng Sơn còn mang đậm nét văn hoá, có biết bao các nhà văn hào, họa sĩ trong lịch sử đã bị Hoàng Sơn cuốn hút, và để lại rất nhiều những tác phẩm của mình tại đây. Chỉ riêng về thơ ca, hiện có thể tra tìm được hơn 20 nghìn bài. Các nhà thờ nổi tiếng thời cổ Trung Quốc như Lý Bạch, Giả Đảo, Phạm Thành Đại, Thạch Đào...đều có những bài thơ ngợi ca Hoàng Sơn, nhưng mẩu truyện dân gian về Hoàng Sơn lại càng không thể kể hết.

Về mặt nghệ thuật, Trung Quốc có trường phái tranh Hoàng Sơn. Trường phái này đã thể hiện về sự tuấn mỹ của Hoàng Sơn bằng bút pháp truyền thống, chiếm vị thế nhất định trong họa đàn Trung Quốc. Ngoài ra, tương truyền thủy tổ của dân tộc Trung Hoa là hoàng đế Hiên Viên từng tu hành tại đây, cuối cùng đắc đạo và lên thiên đàng. Hiện nay còn để lại rất nhiều mẩu truyện về việc này như ngọn núi Hiên Viên, ngọn Phù Khưu...cũng chính vì vậy mà Hoàng Sơn chiếm vị thế rất quan trọng trong lịch sử đạo giáo Trung Quốc.

Do cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp và mang đậm bản sắc văn hoá, nên năm 1990 Hoàng Sơn được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên và di sản văn hoá thế giới. Hội đồng di sản thế giới đánh giá về Hoàng Sơn rằng: Hoàng Sơn có uy tín rộng rãi trong lịch sử văn học nghệ thuật Trung Quốc, đối với du khách, nhà thơ, họa sĩ, nhà nhiếp ảnh từ 5 châu 4 bể mà nói thì Hoàng Sơn có sức hấp dẫn vĩnh hằng.