Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Cụm kiến trúc cổ núi Võ Đương Sơn
   2005-08-29 16:58:35    cri

Di sản văn hoá thế giới--Cụm kiến trúc cổ núi Võ Đương Sơn

-Nhận xét của Uỷ ban di sản thế giới

Cung điện chùa chiền trong cụm kiến trúc cổ núi Võ Đương Sơn đã tập trung thể hiện thành tựu kiến trúc học và nghệ thuật kiến trúc đời thường và tôn giáo của ba đời nhà Nguyên, nhà Minh và nhà Thanh TQ, Cụm kiến trúc cổ nằm trên dãy núi Võ Đương Sơn tỉnh Hồ Bắc bao gồm các dãy núi ngang dọc, phong cảnh như tranh vẽ, dần dần hình thành quy mô trong thời nhà Minh, trong đó kiến trúc đạo giáo có thể xây dựng từ thế kỷ thứ 7 sau công nguyên, những kiến trúc này đã đại diện trình độ cao nhất về nghệ thuật và kiến trúc của TQ.

Khái quát

Núi Võ Đương Sơn còn gọi là "Núi Thái Hoà Sơn", nằm ở tây nam thành phố Đan Giang Khẩu tỉnh Hồ Bắc TQ. Thời nhà Minh (năm 1368 đến năm 1644 sau công nguyên), núi Võ Đương Sơn được vua phong là "Đại Nhạc", "Huyền Nhạc", địa vị trên các núi "Ngũ Nhạc". Ngọn núi Thiên Trụ, ngọn chính của núi Võ Đương Sơn, cao 1612 mét so với mặt biển.

Cụm kiến trúc cổ núi Võ Đương Sơn bắt đầu xây vào thời Trinh Quan nhà Đường (năm 627 đến năm 649 sau công nguyên). Thời nhà Minh là thời kỳ hưng thịnh phát triển, thời kỳ này xây dựng nhiều kiến trúc trên núi Võ Đương Sơn, đến năm Gia Tĩnh thứ 31 (năm 1552 sau công nguyên) xây xong cổng chào "Trị Thế Huyền Nhạc", cụm kiến trúc núi Võ Đương Sơn rốt cuộc đã hình thành quy mô to lớn với chủ thể là tám cung điện hai chùa chiền mà chúng ta thấy ngày nay.

Hiện nay cụm kiến trúc cổ núi Võ Đương Sơn bao gồm bốn cung điện là cung Thái Hoà, cung Nam Nham, cung Tử Tiêu, cung Ngộ Chân, di chỉ hai cung điện là cung Ngọc Hư, cung Ngũ Long, cùng các loại đền miếu v,v cả thảy hơn 200 nơi. Diện tích kiến trúc là 50 nghìn mét vuông, diện tích mặt bằng hơn 1 triệu mét vuông, quy mô rất to lớn. Được đưa vào di sản vănhóa chủ yếu bao gồm: cung Thái Hòa, cung Tử Tiêu, cung Nam Nham, đền Phục Chân, cổng chào "Trị Thế Huyền Nhạc" v,v.

Cung Thái Hoà nằm ở sườn phía nam ngọn núi Thiên Trụ, ngọn núi chính của núi Võ Đương Sơn, bao gồm hơn 20 dãy kiến trúc, diến tích kiến trúc hơn 1600 mét vuông. Cung Thái Hoà chủ yếu bao gồm các kiến trúc Tử CấmThành, Cổ Đồng Điện, Kim Điện v,v. Cổ Đồng Điện xây vào năm thứ 11 Đại Đức thời nhà Nguyên (năm 1307 sau công nguyên), toàn bộ ngôi điện đều do các cấu kiện đúc bằng đồng tạo nên, là kiến trúc kết cấu giữa đồng đúc và gỗ sớm nhất của TQ. Kim Điện xây vào năm 14 Vĩnh Lạc thời nhà Minh (năm 1426 sau công nguyên), là ngôi điện đúc đồng dát vàng lớn nhất hiện còn ở TQ.

Cung Tử Tiêu là một kiến trúc đạo giáo quy mô lớn nhất, giữ lại được nguyên vẹn nhất trong cụm kiến trúc cổ núi Võ Đương Sơn, nằm dưới ngọn núi Triển Kỳ, đông nam núi Võ Đương Sơn, bắt đầu xây vào thời năm Tuyên Hoà bắc Tống (năm 1119 đến năm 1125 sau công nguyên), năm thứ 31 thời Gia Tĩnh nhà minh (năm 1552 sau công nguyên) được mở rộng. Kiến trúc chính của cung Tử Tiêu là kiến trúc gỗ mang tính tiêu biểu nhất của núi Võ Đương Sơn, trong điện có 36 cột trụ vàng, thờ tượng Ngọc Hoàng Đại Đế, kiểu kiến trúc và trang trí của điện mang đậm mầu sắc thời nhà Minh.

Cổng chào "Trị Thế Huyền Nhạc" còn được gọi là "Huyền Nhạc Môn", nằm ở nơi cách thị trấn Võ Đương Sơn 4 ki-lô-mét về phía đông, là cửa ngõ đầu tiên đến núi Võ Đương Sơn.  

Ngoài ra, các cung điện, đền chùa núi Võ Đương Sơn còn giữ được 1486 bức tượng các loại, 409 tấm bia khắc đá, 682 đồ cúng tế, còn có nhiều sách, kinh thư, cũng là di sản văn hoá rất quý.

Cụm kiến trúc cổ núi Võ Đương Sơn đã tập trung thể hiện tinh hoa nghệ thuật kiến trúc, trang trí của thời cổ TQ. Tại nơi đây còn sản sinh những tinh tuý phạm trù văn hoá như đạo giáo Võ Đương, đạo nhạc Võ Đương và võ thuật Võ Đương v,v, đã tăng thêm nội dung mới cho nền văn hóa truyền thống dân tộc TQ .