Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Giắc-ki Rô-bin-xơn: Nguyên nhân cả đội đều mắc áo số 42-III
   2009-10-09 17:14:19    cri
Năm 1947, người được trao danh hiệu "cầu thủ xuất sắc" đầu tiên trong năm của Giải Liên đoàn là người da đen đầu tiên-Giắc-ki Rô-bin-xơn của đội Đốt-giơ. Năm 1987 là kỷ niệm 40 năm ngày Rô-bin-xơ tham gia Giải Liên đoàn, để tuyên dương đóng góp xuất sắc của Rô-bin-xơn, Liên đoàn bóng chày Mỹ đã lập giải thưởng "cầu thủ xuất sắc trong năm" mang tên "Gỉi Giắc-ki Rô-bin-xơn".

Năm 1997 là kỷ niệm 50 năm Rô-bin-xơn tham gia Giải Liên đoàn, bởi vậy tất cả cầu thủ của các đội bóng đều gắn số 50 với dòng chữ Giắc-ki Rô-bin-xơn trên tay áo, tượng trưng cho 50 năm phá vỡ sự ngăn cách giữa người da trắng và người da đen, bày tỏ sự kính trọng đối với Rô-bin-xơn. Tổng thống Mỹ lúc đó, ông Clin-tơn đã đích thân tới sân tuyên dương Rô-bin-xơn, ca ngợi những đóng góp của ông cho nền thể thao và phong trào dân quyền của Mỹ.

Cùng năm, tất cả các đội bóng đều không có áo số 42, nhằm nhắc nhở mọi người trân trọng thời đại tự do, bình đẳng này. Sau này số áo 42 cũng sẽ không có mặt trong Giải Liên đoàn, tất cả các cầu thủ không được đeo số áo này, đây là hành động chưa từng có trong nền thể thao nhà nghề, số áo 42 tiểu biểu cho Rô-bin-xơn đã mở ra tiền lệ ve vang này.

Ngày 15-7-2007, để kỷ niệm 60 năm ngày Rô-bin-xơn tham gia Giải Liên đoàn, Liên đoàn bóng chày Mỹ đã cho phép mỗi đội bóng có mấy cầu thủ hoặc huấn luyện viên khoác áo số 42 đúng trong ngày Rô-bin-xơn tham gia Giải Liên đoàn, để kỷ niệm và biểu dương dũng khí và công lao của Rô-bin-xơn, trong đó đội Đố-giơ cả đội đều khoác áo số 42, để tưởng nhớ đồng đội-ngôi sao vĩ đại của môn bóng chày Mỹ.

Ở Mỹ, Rô-bin-xơn không chỉ được được mọi người coi là một cầu thủ bóng chày xuất sắc, mà còn được coi là một đấu sĩ vì dân quyền của người da đen, bởi vậy các hoạt động kỷ niệm Rô-bin-xơn không chỉ giới hạn ở giới bóng chày, mà còn là một phong trào mà các nơi, các tầng lớp ở Mỹ đều tham gia.

Trong giới âm nhạc cũng có một băng, đĩa tưởng nhớ Rô-bin-xơn. Trong giới điện ảnh còn có một bộ phim nói về Rô-bin-xơn. Rô-bin-xơn đã sắm vai của mình trong bộ phim, khi công chiếu năm 1950, đây cũng là bộ phim đầu tiên giới thiệu về người da đen trở thành người hùng của Mỹ.