Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Lịch sử môn bơi lội
   2009-06-10 16:19:08    Xin Hua
Thời cổ xưa, để thích ứng với môi trường sinh sống, loài người dần dần học biết bơi lội. Thời Xuân Thu Trung Quốc đã có hoạt động bơi lội, tranh vẽ trên đá thời tiền sử Li-bi cũng có miêu tả về kiểu bơi. Môn bơi hiện đại bắt nguồn từ Anh, thập niên 60 thế kỷ 17 thịnh hành ở vùng quận York. Năm 1828 đã xây bể bơi trong nhà đầu tiên trên thế giới tại bến cảng George Liverpool.

Năm 1837 thành lập Hiệp hội bơi đầu tiên trên thế giới. Năm 1908 quy định môn bơi cần thi đấu trong bể bơi. Bể bơi tiêu chuẩn quốc tế dài 50 mét, rộng ít nhất 21 mét, sâu trên 1,8 mét. Có 8 đường bơi, mỗi đường bơi rộng 2,5 mét, ranh giới giữa các đường bơi tạo thành bởi các phao nổi đường kính từ 5 đến 10 căng-ti-mét nối với nhau. Vận động viên thi đấu cần đứng trên bục xuất phát để xuất phát (trừ bơi ngửa), bục xuất phát cao hơn mặt nước từ 50 đến 75 căng-ti-mét, diện tích của bục là 50X50 căng-ti-mét.

Năm 1896 khi được đưa vào thi đấu ở Thế vận hội, môn bơi không phân chia kiểu bơi, thật sự là "kiểu tự do", chỉ có ba nội dung 100 mét, 500 mét và 1200 mét. Đến Thế vận hội lần thứ 2 năm 1900, đã có kiểu bơi ngửa; đến Thế vận hội lần thứ 3 năm 1904, có thêm kiểu bơi ếch. Đến Thế vận hội lần thứ 5 năm 1912, có thi đấu môn bơi của nữ. Thế vận hội lần thứ 16 năm 1956, lại tăng thêm kiểu bơi bướm, từ đó có hình thức cố định là bốn kiểu bơi. Thi đấu môn bơi tại Thế vận hội sau đó phát triển đến cả thảy có 6 môn là bơi tự do, bơi ếch, bơi bướm, bơi ngửa, bơi phối hợp và bơi tiếp sức (bơi tự do và bơi phối hợp) với 32 nội dung, là môn có nhiều huy chương vàng chỉ sau môn điền kinh tại Thế vận hội.

Các cột mốc của môn bơi lội:

Năm 36 trước Công nguyên, thi đấu môn bơi có tổ chức sớm nhất trên thế giới, tổ chức tại Nhật.

Năm 1869, Luân Đôn thành lập "Hiệp hội Câu lạc bộ bơi lội đô thị lớn" một tổ chức tương tự như Liên đoàn, quy tắc thi đấu môn bơi sớm nhất ra đời.

Năm 1896, tại Thế vận hội hiện đại lần thứ nhất tổ chức tại A-ten, bơi trở thành môn thi đấu chính thức. Nội dung thi lúc đó chỉ có: Bơi tự do 100 mét, 500 mét và 1200 mét.

Năm 1912, Thế vận hội lần đầu tiên mở hai nội dung bơi nữ.

Ngày 9 tháng 7 năm 1922, vận động viên Mỹ Johnny Weissmller, là người đầu tiên trên thế giới có thành tích bơi tự do 100 mét nam chưa đến một phút. Thành tích của anh là 58 giây 6.

Ngày 28 tháng 2 năm 1964, nữ vận động viên Ô-xtrây-li-a Dorn Fraser giành được thành tích tốt 58 giây 9 trong bơi tự do 100 mét nữ tại Thế vận hội Tô-ki-ô.

Năm 1972, vận động viên Mỹ Mark Spiez giành được 7 tấm huy chương vàng tại Thế vận hội Mu-ních, bao gồm 4 tấm huy chương vàng cá nhân và 3 tấm huy chương vàng bơi tiếp sức. Anh là vận động viên bơi nhanh nhất trên thế giới.

Năm 2008, tuyển thủ Mỹ Mai-côn Phép một mình đoạt 8 tấm huy chương vàng (gồm 5 nội dung cá nhân và 3 đồng đội) tại Thế vận hội Bắc Kinh, vượt qua kỷ lục đoạt 7 tấm huy chương vàng của người đồng hương Spiez tại Mu-ních năm 1972. Anh là vận động viên vĩ đại nhất trong lịch sử Thế vận hội .