Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Môn trượt băng nghệ thuật Trung Quốc thu hút vận động viên mang hai dòng máu
   2009-06-05 15:57:24    cri

 

Trong thi đấu thể thao của nhiều nước trên thế giới đều xuất hiện bóng dáng "ngoại binh". Ví dụ, đội tuyển bóng đá quốc gia Nhật từng có cầu thủ đến từ Bra-xin, Ca-ta cũng từng cho danh thủ chạy đường trường Kê-ni-a thay đổi quốc tịch đại diện họ tham gia giải quốc tế. Trong hai môn thể thao bóng bàn và cầu lông tuyển thủ Trung Quốc mạnh nhất, cũng có nhiều tuyển thủ Trung Quốc đại diện nước khác thi đấu. Bên cạnh đó, giới thể thao Trung Quốc cũng dần bắt đầu hấp thụ sức sống mới đến từ nền văn hoá khác nhau. Trong thi đấu trượt băng nghệ thuật Đại hội thể thao Trung Quốc lần thứ 11 kết thúc cách đây ít lâu, một vận động viên mang hai dòng máu Trung Quốc và Nga đã thu hút sự chú ý của khán giả Trung Quốc.

"Nói thế nào đây? Mình là người con lai đời thứ ba trong gia đình, trên người mình mang một phần dòng máu Trung Quốc. Mấy năm qua vì giao lưu tiếp xúc khá nhiều với người Trung Quốc, cộng thêm học tập, nên Trung văn tốt một chút."

Nếu bạn mới thấy Qua Mễ Sa 17 tuổi, phản ứng đầu tiên của bạn sẽ là: "Người tóc vàng mắt xanh này có lẽ nên xuất hiện trên đấu trường quốc tế, chứ không phải ở Đại hội thể thao Trung Quốc?" Nhưng nếu bạn nghe Qua Mễ Sa nói chuyện, bạn nhất định sẽ rất kinh ngạc—đó là giọng nói tiếng phổ thông Trung Quốc rất lưu loát thành thạo, thậm chí có người qua đó nghe ra "giọng nói đặc mùi Đông Bắc Trung Quốc". Trong thi đấu trượt băng nghệ thuật Đại hội thể thao Trung Quốc lần thứ 11 lần này, vận động viên trượt đơn nam thay mặt đội Bắc Kinh tham gia thi đấu này tuy thành tích xếp thứ mười mấy, nhưng anh vẫn được quan tâm đặc biệt, trong đó một lý do đơn giản tức là, trên người anh mang dòng máu Nga và các nước khác có lẽ nhiều hơn dòng máu Trung Quốc.

Cha mẹ Qua Mễ Sa đều là vận động viên trượt băng nghệ thuật: Cha Qua Quân thập niên 80 thế kỷ trước từng thay mặt Trung quốc tham gia trượt đơn, bản thân ông đã mang 1/4 dòng máu Nga, ngoài ra còn có một chút dòng máu Đức và Hàn Quốc; còn Mẹ là vận động viên trượt đơn nữ đến từ Nga. Qua Mễ Sa sinh ra tại Nga, 5 tuổi bắt đầu tập trượt băng nghệ thuật, 10 tuổi về Trung Quốc—cũng khoảng thời kỳ này, cha mẹ đã cho anh quốc tịch Trung Quốc, từ đó đã thay mặt Trung Quốc tham gia thi đấu. Đây có phải là vì đua tranh trong vận động viên đơn nam ở Nga, nước mạnh trượt băng nghệ thuật truyền thống quá quyết liệt hay không? Khi được hỏi nguyên nhân gia nhập quốc tịch Trung Quốc, Qua Mễ Sa trả lời rất tự tin và chân thành: "Đó không nhất định, tại Nga, trình độ của mình cũng xếp vào mấy thứ hạng đứng đầu. Quyết định này do phụ huynh đưa ra, còn vì sao, thực ra mình cũng nói không rõ."

Bất kể vì nguyên nhân gì, ít ra ở trong nước Trung Quốc, sức biểu hiện nghệ thuật của Qua Mễ Sa tuyệt đối là ở vào "mấy thứ hạng đứng đầu". Bối cảnh con lai cùng kinh nghiệm cất bước tại Nga, khiến Qua Mễ Sa cảm nhận được sự khác nhau về tập luyện trượt băng nghệ thuật giữa Nga và Trung Quốc: Nga rất chú trọng bồi dưỡng sức biểu hiện, sức truyền cảm nghệ thuật cùng tập luyện bước nhảy, còn Trung Quốc thì nặng về động tác kỹ thuật, nhất là độ khó của động tác nhảy. Qua Mễ Sa thì mong mình có thể tập hợp được ưu thế của cả hai nước.

Về nghệ thuật, Qua Mễ Sa quyết tâm theo đuổi thần tượng của mình, vô địch Thế vận hội của Nga Plu-xen-cô, học tập phong cách nhiều thay đổi của anh. Thực ra, khi còn ở Nga, Qua Mễ Sa đã quen biết Plu-xen-cô, đã được "Hoàng tử trên băng" này hướng dẫn và luôn giữ mối liên lạc. Tại Đại hội thể thao toàn quốc lần này, biểu diễn của Qua Mễ Sa từ khôi hài vui nhộn đến cổ điển thắm tình, rồi đến cảm giác hiện đại cực mạnh, cộng thêm bề ngoài mang đậm đặc sắc Nga, cũng quả thật có cảm giác có mấy phần giống Plu-xen-cô. Nhưng anh tự mình cảm thấy, còn có nhiều thứ phải học so với thần tượng của mình: "Từ tâm lý thi đấu đến biểu diễn, rồi đến động tác kỹ thuật, phải nói mình phải học ở anh rất nhiều."

Về kỹ thuật, Qua Mễ Sa hiện nay còn có khoảng cách rõ rệt so với vận động viên đơn nam Trung Quốc Lý Thành Giang ở thời kỳ cực thịnh. Vận động viên hàng đầu thế giới cần nắm được động tác nhảy quay bốn vòng, anh mới chỉ "tập qua" trong tập luyện, chưa nói gì đến tỉ lệ thành công. Qua Mễ Sa nói, mục tiêu bước tới của mình là nâng cao độ khó của động tác, phấn đấu thay mặt Trung Quốc tham gia Thế vận hội mùa đông năm 2014 tổ chức tại Xô-chi Nga. Anh nói: "Mình có lòng tin này. Nhưng cần phải cố gắng rất nhiều mới đạt được mục đích này."

Huấn luyện viên của Qua Mễ Sa là cha mẹ anh. Cha phụ trách tập luyện thân thể, biên soạn và kỹ thuật, mẹ phụ trách động tác xoay tròn, bước nhảy và biểu hiện nghệ thuật. Dưới con mắt của cha mẹ, Qua Mễ Sa bị quản rất nghiêm, bảo anh nêu ví dụ, anh chỉ cười nói: "Rất nhiều." Còn như động tác làm không tốt phải làm lại nhiều lần, dạy không kiêng nể gì, những thứ đó đều là sự biểu hiện tất nhiên "mong con thành rồng".

Đến nay, Qua Mễ Sa đã ở Trung Quốc 8 năm, anh nói, lúc mới về anh còn có chút không thích ứng, xét đến cùng vì bề ngoài của anh quá nổi bật trong nhiều người Trung Quốc. Nhưng đến nay, anh đã cảm thấy không có bất cứ "xung đột văn hoá" nào. Anh nói: "Cha nói chuyện với mình bằng tiếng Trung Quốc, mẹ thì nói tiếng Nga, mình hiện giờ đang theo học tiếng Anh. Chữ Trung Quốc tuy chưa viết được nhiều, nhưng giao lưu nhiều với người Trung Quốc, mọi thứ đều trở nên rất tự nhiên." .