Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Lịch sử Điền kinh
   2009-06-03 15:23:59    CRIonline

Điền kinh là một trong những môn thể thao phổ biến nhất trên thế giới, cũng là môn thể thao có lịch sử lâu đời nhất. Điền kinh và bơi lội, bắn súng được coi là 3 môn thể thao gặt hái huy chương vàng của Đại hội thể thao Ô-lim-pích, môn điền kinh đặt ra 46 bộ huy chương vàng, là môn thể thao có số huy chương vàng nhiều nhất trong Đại hội thể thao Ô-lim-pích, "Được điền kinh, được thiên hạ" cũng chính là lý do này.

Môn điền kinh là môn thể thao đua tranh tốc độ, chiều cao, chiều dài và sức chịu đựng, yêu cầu vận động viên phải phát huy tốc độ và sức mạnh lớn nhất trong thời gian ngắn nhất, hoặc yêu cầu vận động viên phải thể hiện sức chịu đựng lớn nhất trong thời gian dài nhất, thể hiện tinh thần "Nhanh hơn, Cao hơn, Mạnh hơn" của Ô-lim-pích.

Liên đoàn Điền kinh Quốc tế đã quy định các vận động viên tham gia Đại hội thể thao Ô-lim-pích phải đủ tiêu chuẩn đăng ký trong thời gian quy định, 3 vận động viên có tiêu chuẩn A nhiều nhất trong mỗi một nội dung thi đấu cá nhân thì mới được tham gia thi đấu, nếu không đủ tiêu chuẩn A, thì cho phép 1 vận động viên đạt tiêu chuẩn B có thể tham gia thi đấu, nếu không có vận động viên đạt tiêu chuẩn B, thì cho phép một vận động viên nam và nữ tham gia nội dung thi đấu khác ngoài môn điền kinh, nội dung chạy 10 nghìn mét, nội dung 7 môn phối hợp, 10 môn phối hợp ra. Nội dung chạy tiếp sức quy định mỗi hiệp hội nhiều nhất chỉ được cử 1 đội tham gia một nội dung, vận động viên chạy tiếp sức có thể đăng ký 6 vận động viên, trong đó có thể đăng ký 2 vận động viên chưa đủ được tiêu chuẩn.

Ưu thế của đội Trung Quốc là nội dung chạy cự ly dài nữ và nội dung đi bộ nữ, ngoài ra, nội dung 100 mét vượt rào nam của Lưu Tường cũng rất có thực lực.

Sự phát triển của môn điền kinh:

3500 năm trước công nguyên:

Bích họa Ai-cập cổ đã thể hiện toàn cảnh sân thi đấu của thể thao điền kinh

776 năm trước công nguyên

Tại Đại hội thể thao Ô-lim-pích cổ đại lần thứ nhất đã đặt ra 24 nội dung thi chạy cự ly trên sân đua điền kinh, còn có nội dung thi đi bộ, nhảy cao, ném lao cũng như ném đĩa.

490 năm trước công nguyên

Theo truyền thuyết, người lính Hy Lạp Phipidus đã từ thành phố Ma-ra-tông chạy đến thành phố A-ten, tổng chiều dài là 40 ki-lô-mét, để báo tin mừng về việc quân đội Hy Lạp đã đánh bại quân đội Ba Tư. Khi tới A-ten, ông Phipidus đã chết vì mất sức. Để kỷ niệm ông, người dân quyết định tổ chức thi Ma-ra-tông.

Năm 1896

Người Pháp Coubertin đã sáng lập Đại hội thể thao Ô-lim-pích hiện đại lần thứ nhất, đồng thời đã ấn định điền kinh là môn thể thao đầu tiên của Đại hội thể thao Ô-lim-pích.

Năm 1964

Đơn vị tính toán nhỏ nhất của đồng hồ điện tử tự động đã lên tới 0,1 giây.

Năm 1968

Người Mỹ Jim Hines đã trở thành vận động viên đầu tiên trong lịch sử nội dung chạy 100 mét với thành tích 10 giây. Dick Forsberg đã sáng tạo cách "nhảy kiểu Forsberg" trong môn nhảy cao, tức nhảy sào ngửa. Cuộc thi quốc tế lần đầu tiên đã sử dụng đường chạy điền kinh làm bằng nhựa.

Năm 1983

Giải vô địch điền kinh Thế giới lần thứ nhất đã diễn ra tại Hen-xin-ki thủ đô Phần Lan.

Năm 1988

Tại Đại hội thể thao Ô-lim-pích Xơ-un, vận động viên chạy cự ly ngắn nổi tiếng của Ca-na-đa Ben Johnson đã được giải nhất trong trận chung kết chạy 100 mét nam, nhưng anh chưa thông qua kiểm tra đô-pin sau thi đấu.