Hiện nay, nhiệm vụ lớn nhất của bóng chày Trung Quốc là đẩy mạnh đào tạo thanh thiếu niên, đặt cơ sở vững chắc cho môn thể thao bóng chày tiến hơn nữa ra xã hội, ra thị trường. Liên đoàn bóng chày Trung Quốc đã dự định cùng phân hội bóng chày Liên đoàn thể thao sinh Trung Quốc du nhập một cách hệ thống môn thể thao bóng chày vào các trường Đại học, Trung học và Tiểu học, hình thành thể chế thi đấu nối tiếp nhau. Như vậy chắc chắn sẽ thu hút càng nhiều thanh thiếu niên Trung Quốc tham gia vào môn này.
Hiện nay Trung Quốc đã có hơn 100 trường Đại học có đội bóng chày của mình, trong đó có hơn 60 đội bóng đã chính thức đăng ký. Hàng năm cảnh tượng ghi tên, tham gia thi đấu Giải vô địch bóng chày sinh viên Trung Quốc rất sôi nổi, nhưng do hạn chế của số lượng sân bãi, đội bóng ghi tên cần trước tiên tham gia vòng đấu loại giữa các trường Đại học ở thành phố của mình, chỉ có ba đội đứng đầu thành phố mới được đi dự thi đấu chính thức Giải vô địch bóng chày sinh viên toàn quốc. Đội bóng chày Tiểu học các tỉnh, thành phố Trung Quốc cộng lại cũng có mấy trăm đội. Thế nhưng, hiện nay giữa Tiểu học và Đại học đã bị đứt quãng—tại Trung Quốc còn chưa có Giải vô địch bóng chày học sinh Trung học, các trường Đại học cũng không dành chỉ tiêu tuyển sinh đặc biệt cho các em có sở trường thể thao bóng chày, khiến nhiều em lúc Tiểu học tập bóng chày khi đến Trung học vì bận ứng phó học tập, phần lớn đều đã bỏ tập luyện bóng chày. Bà Thân Vĩ nói, hiện nay cần bù đắp lỗ hổng này.
"Hình thức kết hợp giữa thể thao với giáo dục từ Tiểu học, Sơ trung, Cao trung, Đại học, nếu các em đến Đại học vẫn có thể tiếp tục đánh bóng chày, thì sẽ hình thành thể chế từ A đến Z. Các em đánh bóng chày mai sau cũng sẽ có lối thoái."
Bà Thân Vĩ đặc biệt nhấn mạnh, chỉ có thanh thiếu niên yêu thích và tham môn bóng chày, môn này mới có tương lai phát triển tốt, mới có sơ sở quần chúng vững chắc. Bởi vậy, phát triển hơn nữa bóng chày ở trường học, là điều bắt buộc phải làm.
Tuy bị gạt ra Thế vận hội sẽ không trở ngại đến nhịp bước tiến lên của bóng chày Trung Quốc, nhưng Thế vận hội xét cho cùng là chiến trường ước mơ của mỗi vận động viên. Hiện nay, Tô-ki-ô và Chi-ca-gô đang tranh quyền đăng cai Thế vận hội mùa hè năm 2016. Bà Thân Vĩ cho rằng, bóng chày rất được yêu thích tại Nhật và Mỹ, có vị thế rất quan trọng trong làng thể thao hai nước này. Nếu một trong hai thành phố này được đăng cai Thế vận hội năm 2016, sẽ rất có lợi cho môn bóng chày trở lại Thế vận hội.
"Bóng chày là môn thể thao rất phổ biến tại Nhật. Tại Mỹ, số khán giả xem thi đấu bóng chày cũng là đông nhất. Bởi thế nói, tại hai nước này, nếu xin đăng cai Thế vận hội thành công, sẽ rất có lợi cho bóng chày trở lại Thế vận hội."
Bà Thân Vĩ nói, nếu bóng chày có tương lai khá sáng sủa trên vấn đề trở lại Thế vận hội, thì sự phát triển môn bóng chày tại Trung Quốc sẽ còn nâng cao thêm một bước. 1 2 |