Nghe Online
Năm 2008 là một năm có nhiều biến đổi trắc trở, nhưng giàu thành quả đối với môn bơi lội Trung Quốc. Tại Thế vận hội Bắc Kinh, đội nhảy cầu Trung Quốc mặc dù chưa thực hiện nguyện vọng to lớn bao trọn tất cả 8 tấm huy chương vàng, nhưng biểu hiện 7 vàng, 1 bạc, 3 đồng vẫn khiến họ trở thành một đội giấc mơ thực thụ tại Thế vận hội lần này, đội bơi Trung Quốc đã phá vỡ sự độc quyền của các cường quốc bơi lội Mỹ, Ô-xtrây-li-a v.v đối với huy chương vàng, không những giành được một tấm huy chương vàng với thành tích phá kỷ lục thế giới, mà còn thực hiện sự đột phá số không về huy chương Thế vận hội của môn bơi nam. Ngoài ra, điều khiến mọi người vui mừng hơn so với huy chương vàng là, qua thử thách của Thế vận hội, một số vận động viên trẻ đã trưởng thành lành mạnh, họ khiến môn bơi Trung Quốc trong năm 2008 xuất sắc hơn, cũng tràn đầy sức sống hơn.
Trung tâm bơi lội quốc gia "Khối nước" nơi thi đấu môn bơi lội Thế vận hội Bắc Kinh được rất nhiều phương tiện truyền thông gọi một cách hình tượng là ma phương nước, bởi vì nơi đây không những ra đời thần thoại 8 tấm huy chương vàng của vận động viên bơi lội Mỹ Mi-xen Phép, cũng đã khiến toàn thế giới chứng kiến sự biểu hiện ảo mộng của đội nhảy cầu Trung Quốc, đội Trung Quốc đã đoạt 7 vàng, 1 bạc, 3 đồng trong tổng cộng 8 nội dung, nhảy cầu cứng 10 mét nam duy nhất để mất còn là do vận động viên Trung Quốc Chu Lã Hâm xuất hiện sai lầm lớn trong lần nhảy cuối cùng mới bị mất huy chương vàng. Bà Chu Kế Hồng, lãnh đạo đội nhảy cầu Trung Quốc cho rằng, tuy chưa giành hết 8 tấm huy chương vàng đã để lại một chút đáng tiếc cho nước chủ nhà, nhưng thành tích như vậy vẫn có thể coi là tốt đẹp:
"Đối với đội nhảy cầu Trung Quốc, giành được thành tích 7 vàng, 1 bạc, 3 đồng đã là chuyện không dễ dàng, mọi người đều đã cố gắng rất lớn, bởi vậy chúng tôi trong đáng tiếc vẫn cảm thấy vui vẻ, vẫn cảm thấy chúng tôi rất thành công tại Thế vận hội lần này."
So với đội nhảy cầu Trung Quốc, thành tích Thế vận hội 1 vàng, 3 bạc, 2 đồng của đội bơi Trung Quốc không tránh khỏi có chút ít ỏi, nhưng hàm lượng vàng trong đó vẫn có thể đáng viết nhiều. Làng bơi thế giới thập niên 90 thế kỷ trước, đội bơi Trung Quốc từng cùng hai đội mạnh Mỹ và Ô-xtrây-li-a tạo thành thế kiềng ca chân, nhưng sau đó do thiếu nhân tài hậu bị, phương pháp tập luyện lạc hậu, dần dần rút khỏi sân khấu dòng chính, nhất là năm 2007, "bà Hoàng bơi ếch" Trung Quốc La Tuyết Quyên về nghỉ vì bệnh, càng khiến đội bơi Trung Quốc thốt lên tiếng nói ngượng ngùng "không có điểm tranh huy chương vàng Thế vận hội".
Song trong tình hình phổ biến không được đánh giá tốt, đội bơi Trung Quốc lại giành được nhiều kinh ngạc và mừng rỡ tại "Khối nước". Trong chung kết nội dung bơi bướm 200 mét nữ, Lưu Tử Ca giành chức vô địch với thành tích 2 phút 04 giây 18, đồng thời phá kỷ lục thế giới, còn trong chung kết bơi tự do 400 mét nam, Trương Lâm đoạt được tấm huy chương bạc là tấm huy chương đầu tiên của vận động viên bơi nam Trung Quốc trong lịch sử Thế vận hội, đồng thời thành tích của anh chỉ kém chức vô địch, người Hàn Quốc Pắc Tai Hoan (Park Tae Hwan) chỉ có 0,58 giây. Sau cuộc thi Trương Lâm nói:
"Tuy kém chức vô địch chưa đến một giây, nhưng tôi đã tận sự cố gắng lớn nhất rồi, tôi còn chưa đạt tới năng lực của những vận động viên trình độ cao, bởi vậy hôm nay phát huy như vậy đã là rất tốt rồi."
Tuy thành tích đáng mừng, nhưng theo huấn luyện viên trưởng đội bơi Trung Quốc Trương Á Đông, đội Trung Quốc còn chưa đến lúc ăn mừng chiến thắng:
1 2 |