Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Bật mí 4 giải Ma-ra-tông cực hạn
   2009-03-11 16:06:55    Xin Hua
Môn Ma-ra-tông với cự ly 42,195 ki-lô-mét, đối với rất nhiều người mà nói là một nhiệm vụ không thể hoàn thành, nhưng đối với những người thích tìm tòi sự mới mẻ và mạo hiểm mà nói, tuyệt nhiên không bằng lòng với cự ly này, niềm tin duy nhất của họ là "tìm tòi thế giới chưa biết, phá vỡ giới hạn của bản thân".

Giải Ma-ra-tông ở Nam cực, chạy trong môi trường nhiệt độ thấp âm 30 độ C

Mở đầu năm 2002, giải Ma-ra-tông lần đầu tiên tổ chức tại Nam Cực, 5 người dũng cảm đến từ 3 nước đã tham gia giải đua đặc biệt này, trong đó có một nữ.

Giá lạnh là thách thức lớn nhất của Giải Ma-ra-tông được tổ chức ở lục địa Nam cực. Các vận động viên tham gia thi đấu chạy trên các lớp băng phủ tuyết dày 5 xentimét hoặc không bằng phằng trong nhiệt độ âm 39-25 độ. Nhằm chống cự với giá rét, các vận động viên buộc phải mặc hai lớp quần áo chống lạnh, hơn nữa còn phải đeo ba lô đựng thực phẩm, nước uống và đồ dùng. Trong thời gian diễn ra thi đấu, các vận động viên tham gia thi đấu cứ cách 4 tiếng đồng hồ lại được nghỉ một lần.

Trên thực tế, giải Ma-ra-tông Nam cực không phải là con đẻ của Nam Cực, trước đây Bắc Cực cũng từng tổ chức giải Ma-ra-tông. Giải Ma-ra-tông Nam cực và Bắc cực có một điểm chung lớn nhất, đó là tốc độ "chạy" của các tuyển thủ không bằng tốc độ đi bộ hàng ngày của người dân. Bởi vậy, tuyệt đại đa số tuyển thủ tham gia thi đấu đều coi du lịch tham quan là mục tiêu quan trọng hàng đầu của mình.

Ma-ra-tông thung lũng, "giải chạy cực đoan nhất trên thế giới"

Giữa miền núi bang California và bang Nevada Mỹ có một "thung lũng chết" rất lớn. Hai bên thung lũng vách núi dựng đứng, địa hình hết sức hiểm trở. Đây là khu vực nóng nhất và khô nhất ở Tây bán cầu, hầu như quanh năm không có mưa và lập kỷ lục về nhiệt độ cao hơn 40 độ C trong hơn 6 tuần liền.

Thế nhưng, trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt như vậy, Giải Ma-ra-tông siêu cấp tổ chức ở đây hàng năm vẫn thu hút sự tham gia của đông đảo vận động viên thích mạo hiểm. Cự ly thi đấu tổng cộng 217 ki-lô-mét, các tuyển thủ cần vượt qua ba dãy núi, chạy trên các tuyến đường có sự chênh lệch về độ cao lên đến 5,3 ki-lô-mét. Để hoàn thành toàn bộ hành trình, tuyển thủ nhanh nhất cũng cần phải mất hơn 25 tiếng đồng hồ, trong khi đó đại đa số tuyển thủ 2-3 ngày sau mới đến đích. Ban tổ chức ví giải thi đấu này là "giải thi đấu yêu cầu cao nhất và cực đoan nhất trên thế giới".

Ma-ra-tông sa mạc, người đăng ký thi đấu phải nộp "cước phí vận chuyển thi thể"

Sa mạc Xa-ha-ra là một trong những khu vực điều kiện khí hậu khắc nghiệt nhất trên thế giới, thế nhưng ở dải sa mạc hầu như không thể nhìn thấy bất cứ dấu hiệu sự sống nào này, cứ đến tháng 4 hàng năm lại thu hút vận động viên các nước hội tụ tại đây, tham gia Giải Ma-ra-tông sa mạc Ma-rốc được gọi là "Ma-ra-tông địa ngục".

Sự gian khổ và nguy hiểm của giải thi đấu này vượt quá sức tưởng tượng của mọi người. Các tuyển thủ không những cần hoàn thành cự ly 245 ki-lô-mét trong 6 ngày, mà còn phải khắc phục sự chênh lệch nhiệt độ lên đến gần 60 độ C giữa ban ngày và ban đêm. Khi làm thủ tục đăng ký, các tuyển thủ ngoài phải nộp kết quả điện tâm đồ và giấy khám sức khỏe gần đây nhất, mỗi người còn phải nộp 2000 bảng Anh, khoản tiền này bao gồm cả "cước phí vận chuyển thi thể".

Khác với hành trang nhẹ nhàng của các tuyển thủ Ma-ra-tông thông thường, các vận động viên tham gia hành trình này cần mang theo thực phẩm, dược phẩm, nước, lều bạt và pháo hiệu cứu nạn khi lên đường, hơn nữa nam nữ đều mang theo hành trang như nhau. Mặc dù ban tổ chức mỗi ngày phát 9 lít nước cho mỗi tuyển thủ, nhưng trong điều kiện khô hạn của sa mạc, các tuyển thủ đành phải tìm nguồn nước khác, thậm chí cả nước tiểu của mình.

Hiện nay, giải Ma-ra-tông sa mạc không chỉ tổ chức ở Ma-rốc, các nước khác cũng lần lượt tổ chức giải thi đấu này, như Giải Ma-ra-tông sa mạc Sinai Ai-cập, "Cúp sa mạc" Gioóc-đa-ni v.v.

Giải Ma-ra-tông cao nguyên, chạy trên "nóc nhà thế giới"

Xét về cấp độ thể thao thi đấu, cao nguyên cao hơn mặt biển rất nhiều, áp suất không khí thấp, thiếu ô-xi, có thể nâng cao tố chất thể lực và sức chịu đựng của con người, là "nơi tập luyện sức chịu đựng quý báu" của giới thể dục thể thao các nước trên thế giới.

Cao nguyên Thanh Tạng có độ cao bình quân hơn 4000 mét so với mặt biển, được tôn vinh là "nóc nhà thế giới" và "Cực thứ ba". Bốn năm trước, giải Ma-ra-tông lần đầu tiên được tổ chức tại Cao nguyên Thanh Tạng đã thu hút hơn 2000 tuyển thủ đăng ký tham gia.

Lúc đầu, ban tổ chức còn lo ngại về sức hấp dẫn của giải này cũng như sự ảnh hưởng của môi trường thi đấu đối với các tuyển thủ, nhưng thực tế đã chứng minh sự lo ngại đó là không cần thiết. Trên đầu là bầu trời trong xanh không một gợn mây, chạy trên "nóc nhà thế giới", người nhìn Cung Pu-ta-la hoành tráng, cảm nhận môn thể thao cổ xưa Ma-ra-tông này trong môi trường thiên nhiên trong lành như vậy, trong khi phá vỡ giới bạn của bản thân, tâm hồn của mỗi người cũng như càng trong sạch hơn.

Ngoài ra, Giải Ma-ra-tông Núi Jo-mo Glang-ma Thụy Sĩ cũng là giải Ma-ra-tông cao nguyên nổi tiếng quốc tế, hàng năm thu hút hàng nghìn tuyển thủ đăng ký tham gia.